8:30 AM
Ả rập Saudi và Kuwait đã được xướng tên là hai quốc gia ‘độc hại’ nhất trên Trái Đất trong một báo cáo gần đây.
Các nhà Sinh thái học đã thu thập dữ liệu và xếp hạng 135 quốc gia dựa trên 5 yếu tố môi trường: Lượng năng lượng tiêu thụ trên đầu người, lượng khí thải CO2 từ đốt dầu, mức độ ô nhiễm không khí, những ca tử vong do ô nhiễm không khí, và các sản phẩm năng lượng tái tạo.
Do đó thay vì chỉ xem xét mức độ ô nhiễm không khí, nghiên cứu cũng tập trung vào các việc cần phải làm để xử lý biến đổi khí hậu.
Theo dữ liệu trên, Ả rập Saudi là một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất nhưng cũng đồng thời là quốc gia có ít đóng góp vào năng lượng tái tạo nhất trên thế giới, mặc dù đất nước này có điều kiện thời tiết thích hợp cho năng lượng mặt trời. Các chuyên gia Sinh thái học phát biểu rằng điều này cho thấy sự thiếu quan tâm tới môi trường và sức khỏe dân số.
Trong khi đó, Trung Quốc đang đặt mục tiêu đầu tư 292 tỷ £ vào năng lượng tái tạo tới năm 2020 theo TheGuardian. Điều này đồng nghĩa với việc trong khi mức độ dân số của quốc gia này tiếp tục duy trì ở mức cao, quốc gia này vẫn chủ động tìm kiếm một con đường cho một tương lai xanh hơn và do đó được xếp hạng thấp hơn trong bảng độc hại.
Đất nước Châu Âu độc hại nhất là Luxembourg, nơi phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ nước láng giềng gồm Đức và Bỉ. Anh Quốc đứng ở vị trí thứ 81 trong khi Mỹ ở vị trí hơi tệ hơn một chút – thứ 66.
10 Quốc gia độc hại nhất là:
Saudi Arabia
Kuwait
Qatar
Bahrain
Các tiểu Vương quốc Ả Rập
Oman
Turkmenistan
Libya
Kazakhstan
Trinidad and Tobago
Các quốc gia ít độc hại nhất theo báo cáo phần lớn là các quốc gia Châu Phi như Kenya, Mozambique, và Ethiopia, những nơi thiếu công nghiệp hóa nên đã dẫn tới ít ô nhiễm không khí hơn – mặc dù nghiên cứu không đưa vấn đề thực sự ở Châu Phi- ô nhiễm nguồn nước - vào đối tượng nghiên cứu.
Nguồn: Independent
Dịch: Hà Diệp