8:30 AM
Theo lời của các chuyên gia, các bậc phụ huynh nên sử dụng che xe đẩy trong suốt quãng đường đưa trẻ đến trường để bảo vệ trẻ khỏi ô nhiễm không khí.
Các nhà khoa học đã kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí trong xe đẩy để đánh giá mức độ phơi nhiễm của trẻ em được đưa theo đến trường so với với các anh chị lớn hơn. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng các phần tử gây ô nhiễm đặc biệt nguy hại được thải ra từ xe cộ có mật độ cao hơn vào buổi sáng.
Tiến sỹ Prashant Kumar tại Đại học Surey, người đứng đầu nghiên cứu cho biết “Trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hơn người trưởng thành, do các cơ chế của cơ thể còn đang phát triển và chưa hoàn thiện cùng với việc còn thấp bé nhẹ cân. Những yếu tố trên cung cấp một cái nhìn sáng suốt cho các gia đình hay đưa con đi mẫu giáo và trường tiểu học bằng việc đi bộ. Quan trọng không kém là trẻ em có thể có nguy cơ hít phải một số chất hóa học nguy hiểm và cực bẩn. Một trong những cách đơn giản nhất để chống lại tình trạng trên là sử dụng một rào chắn giữa trẻ trong xe đẩy và xả thải ô nhiễm, đặc biệt là các điểm có độ ô nhiễm cao như ngã tư đường, vì vậy ba mẹ cần sử dụng che xe đẩy nếu có thể.”
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Ô nhiễm Môi trường, đặt máy phát hiện hạt vật chất ô nhiễm trong các xe đẩy và đi đến trường học, về nhà trong 64 lần tại Guildford ở các thời điểm đưa đón trẻ. Những nhà nghiên cứu thấy rằng ô nhiễm không khí tăng vọt tại những ngã ba ngã tư và tại các điểm dừng xe buýt, và các hạt ô nhiễm có mật độ cao hơn vào buổi sáng, khi xe cộ đông nhất.
Theo kết luận của các nhà nghiên cứu “Các hạt vật chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn những chất ô nhiễm kích thước lớn khác và trẻ em dễ bị ảnh hưởng hơn với ô nhiễm hạt vật chất, có nhu cầu rõ ràng cho việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế tiếp xúc của trẻ em với ô nhiễm trên quãng đường đi học dọc theo các tuyến đường đông đúc.”
Nghiên cứu trước đó về việc liệu người trưởng thành có tiếp xúc với ô nhiễm ít hơn trẻ em không khi mà trẻ em có chiều cao gần chạm tới những ống xả thải hơn, đã cho kết quả trái chiều. Một nghiên cứu khác cho thấy trẻ em phơi nhiễm với các chất ô nhiễm nhiều gấp đôi, trong khi một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng trẻ em trong xe đẩy tiếp xúc với các hạt vật chất ô nhiễm ít hơn. Nghiên cứu mới lại không tìm ra sự khác biệt rõ rệt nào.
Mức độ ô nhiễm hạt vật chất tại Anh nhìn chung dưới mức luật cho phép, nhưng 40 trong 51 khu vực đo chất lượng không khí ở Anh vượt quá mức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho phép đối với các hạt vật chất ô nhiễm, và WHO đang thúc giục Anh hành động nhiều hơn để giảm ô nhiễm. Gần đây, WHO đã cho biết trên thế giới có khoảng 560.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết hàng năm do ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm hạt vật chất gây nên tổng cộng 29.000 ca chết yểu ở người trưởng thành mỗi năm ở Anh. Mức độ của một chất gây ô nhiễm khác – NO2 – trên mức luật cho phép rất nhiều tại Anh. Một nghiên cứu mới được ủy thác bởi Thị trưởng Luân Đôn, Sadiq Khan đã cho thấy hơn 800 trường học, trường mẫu giáo và Đại học ở Luân Đôn ở tại các khu vực có mật độ NO2 vượt ngưỡng cho phép.
Ông Khan cũng đã tuyên bố 12 “điểm xe buýt ít xả thải”, nơi mà chỉ những xa buýt sạch nhất được phép hoạt động. Điểm đầu tiên là phố Putney High Street, một địa điểm khét tiếng ô nhiễm, với các địa điểm khác bao gồm cả Brixton.
Ông Khan, người đã nói các khu vực trên đại diện cho mạng lưới sâu rộng nhất của các xe buýt xả thế giới, cho biết: “Không khí độc hại ở Luân Đôn là một điều đáng xấu hổ. Việc tôi làm sẽ tạo nên một sự khác biệt to lớn đối với ô nhiễm gây ra bởi hệ thống giao thông công cộng của chúng ta”.
Nghiên cứu được công bố bởi đội nghiên cứu của Kumar vào tháng Hai đã cho thấy những tài xế ở Luân Đôn là những người tiếp xúc với ít ô nhiễm hạt vật chất nhất, trong khi những người sử dụng phương tiện công cộng như tàu điện ngầm hay xe buýt. Kumar phát biểu “Hiển nhiên có một yếu tố không công bằng về môi trường trong việc tham gia giao thông ở Luân Đôn, khi những người thải ra nhiều ô nhiễm nhất lại là những người ít bị phơi nhiễm nhất”.
Nguồn: TheGuardian
Dịch: Hà Diệp