8:30 AM
Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế (ISA) và Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AfDb), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB), Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) và Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) đã cùng nhau ký Tuyên bố thiết lập mối quan hệ đối tác tài chính. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng đã ký một Tuyên bố Hợp tác chung với Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế (ISA). Các thỏa thuận đã được ký kết với sự có mặt của Shri Arun Jaitley - Liên minh Bộ trưởng Tài chính và Quan hệ Doanh nghiệp và Shri R. K. Singh, Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo. Mục tiêu của các thỏa thuận này nhằm tăng cường hợp tác để hỗ trợ cho năng lượng tái tạo. Ba quan hệ đối tác trước đây đã được ký bởi ISA với Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Đầu tư châu Âu và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu. Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (IRENA) cũng sẽ ký Tuyên bố về Quan hệ Đối tác vào ngày 11 tháng 3 năm 2018.
ISA đang triển khai hơn 1000 GW năng lượng mặt trời và huy động hơn 1000 tỷ USD để đầu tư vào đầu tư năng lượng mặt trời trước năm 2030.
Nhân dịp này, Chủ tịch của Liên hiệp Bộ trưởng Bộ Năng lượng Mới và Năng lượng tái tạo - Shri R. K. Singh nhấn mạnh, ISA sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của trái đất.
Ngài chủ tịch cũng cho rằng chúng ta đang rất may mắn trong thời điểm hiện tại khi việc sử dụng năng lượng tái tạo đã trở nên khả thi. Ông nhấn mạnh rằng năng lượng mặt trời là tương lai của chúng ta. Bên cạnh khẳng định rằng những ảnh hưởng từ hiện tượng trái đất đang ấm dần lên, ông cũng cho biết đã có tới 60 nước và 30 hiệp hội đã ký phê chuẩn liên minh năng lượng với ISA.
Ngân hàng Phát triển Châu Phi đã ban hành Chiến lược mới về năng lượng nhằm mục đích cung cấp năng lượng để sử dụng ở toàn bộ châu Phi vào năm 2025. Sáng kiến “Sa mạc năng lượng” sẽ được áp dụng tại khu vực Sahel và Sahara của Châu Phi và dự kiến sẽ tạo ra 10 GW năng lượng điện mặt trời và cung cấp năng lượng sạch cho 90 triệu người. Ngân hàng Phát triển Châu Phi cùng với ISA muốn huy động vốn ưu đãi thông qua các quỹ hiện có, đặc biệt là Quỹ Năng lượng Bền vững của Ngân hàng Châu Phi và Quỹ Hỗ trợ Năng lượng.
Ngân hàng Phát triển Châu Á thúc đẩy một tầm nhìn về khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thoát nghèo. Chính sách năng lượng của ADB nhằm giúp các nước đang phát triển ở Châu Á cung cấp nguồn năng lượng đáng tin cậy, đầy đủ và hợp lý cho sự tăng trưởng toàn diện về mặt xã hội, kinh tế và môi trường bền vững. Đến năm 2020, chính sách này cung cấp 3 tỷ USD mỗi năm cho năng lượng sạch, bao gồm cả các dự án khác về năng lượng mặt trời trong các dự án môi trường chiến lược của nó.
ISA và ADB đã hợp tác nhằm thúc đẩy năng lượng mặt trời ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm phát điện năng lượng mặt trời, lưới điện năng lượng mặt trời và các hệ thống truyền dẫn dành riêng cho việc tích hợp năng lượng mặt trời vào lưới và bất kỳ chương trình nào trong tương lai do ISA đưa ra.
Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á đã hoàn thành “Chiến lược ngành năng lượng”, nhấn mạnh sự hỗ trợ chủ động cho các quốc gia khách hàng để phát triển năng lượng tái tạo không liên tục, bao gồm năng lượng mặt trời. AIIB và ISA đã hợp tác cùng nhau nhằm quảng bá năng lượng mặt trời tại các nước thành viên của ISA mà AIIB cũng đang có trụ sở hoạt động.
Tầm nhìn Chiến lược của Quỹ Khí hậu Xanh bao gồm việc tài trợ các dự án và chương trình đổi mới, liên quan đến việc hỗ trợ áp dụng và phổ biến các công nghệ khí hậu tiên tiến. Cả ISA và GCF đều thúc đẩy sự phát triển của năng lượng mặt trời với giá cả phải chăng, bền vững và đáng tin cậy như một giải pháp quan trọng để hướng tới sự tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện.
Mục đích của Ngân hàng Phát triển Mới là huy động các nguồn lực cho các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững tại Liên bang Cộng hòa Brasil, Liên bang Nga, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Nam Phi (BRICS), các quốc gia có thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) là một cơ quan tự trị trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhằm đảm bảo năng lượng sạch, đáng tin cậy và chi phí hợp lý cho 30 quốc gia thành viên. Hơn thế nữa. IEA có bốn lĩnh vực trọng tâm chính: an ninh năng lượng, phát triển kinh tế, nhận thức về môi trường và sự tham gia trên toàn thế giới. IEA là trọng tâm của cuộc đối thoại toàn cầu về năng lượng, cung cấp các thống kê và phân tích có thẩm quyền.
Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế là một tổ chức liên chính phủ toàn cầu, có vai trò dẫn đầu trong việc chuyển đổi năng lượng toàn cầu bằng cách hỗ trợ các nước nhằm đạt được sự chấp thuận và sử dụng bền vững tất cả các dạng năng lượng tái tạo.
Người dịch: Vương Minh - GreenID
Dịch từ: Business Standard