Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Nghiên cứu cho thấy, EU phải đóng cửa hết các nhà máy dùng than vào năm 2030 để đạt được những cam kết của Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu toàn cầu

  |   Viết bởi : Dịch: Hà Diệp

8:30 AM

Một cuộc kiểm tra trong ngành công nghiệp than đã cho thấy Liên minh Châu Âu (EU) sẽ “vượt xa trên mức” cam kết Paris trừ khi các khí thải từ than hoàn toàn bị loại bỏ trong vòng 15 năm.
Sử dụng than đã giảm khoảng 1% một năm ở Châu Âu nhưng vẫn tạo ra một phần tư năng lượng mà châu lục này sử dụng – đồng thời 1/5 lượng khí thải nhà kính.
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu phân tích Khí hậu, nếu 300 nhà máy than ở Châu Âu hoạt động đến hết tuổi thọ của chúng thì các quốc gia EU sẽ vượt ngưỡng carbon cho than là 85%. Báo cáo cũng chỉ ra EU sẽ cần phải ngừng sử dụng than cho tạo ra điện năng vào năm 2030.

“Không chỉ những nhà máy than hiện tại vượt quá tiêu chuẩn xả thải của EU mà 11 nhà máy được dự kiến sẽ xây dựng và đã được thông báo xây dựng sẽ tăng phát  thải của EU lên gần gấp đôi các mức được đưa ra để giữ nhiệt độ toàn cầu trong mục tiêu nhiệt độ lâu dài của hiệp ước Paris” Tiến sĩ Michiel Schaeffer, giám đốc khoa học Viện phân tích khí hậu phát biểu.
Báo cáo sẽ được đi kèm vào một bản xem xét mục tiêu hiệp ước Paris của EU vào năm tới. Trong bản xem xét này, có thể thấy cắt giảm khí thải của khối EU tăng đáng kể, cùng với mục tiêu giảm C tại Paris.
Artur Runge-Metzger, trưởng đàm phán viên EU tại hội nghị Paris đã nói rằng những số liệu đo được đầu tiên của EU minh chứng 95% khí thải phải cần được cắt giảm vào năm 2050 để ngăn cản mức nóng lên toàn cầu ở 1.5C, cao hơn rất nhiều so với 80% được cam kết tại Paris.
Ông ấy cũng nói thêm, “Chúng ta không chỉ tìm kiếm những gì khả thi về mặt công nghệ mà còn phải trong sức chịu đựng của xã hội và làm thế nào chúng ta sẽ thực sự có thể kiểm sóat được sự chuyển dịch này.”
Những bất ổn dấy lên sau chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã gây ra “rất nhiều lo lắng trong EU và điều này sẽ tràn qua cuộc chiến [giảm carbon]”.
Nhưng Ủy ban đang xây dựng những kế hoạch dự trù. “Chúng ta luôn cần phải nhìn đa chiều cùng lúc để chuẩn bị và không bị bất ngờ”, Runge-Metzger nói với báo TheGuardian. “Nó phần nào giống với chơi cờ, phải không?”.
Ông Trump đã hứa hẹn một cuộc tái sinh ngành than tại vành đai gỉ sắt ở Mỹ nhưng theo nghiên cứu, nếu muốn tránh mức nóng lên toàn cầu nguy hiểm thì tất cả nhà máy than trên toàn cầu sẽ phải đóng cửa vào năm 2050, cùng với việc Trung Quốc dự kiến sẽ đóng cửa ngành than vào năm 2040.
Trong khi Anh có lượng than lớn thứ 3 Châu Âu, Đức và Phần Lan lại là hai quốc gia chịu trách nhiệm cho hơn một nửa khí thải than và sẽ đối mặt với những thách thức khó khăn nhất.
Đức đang trì hoãn những kế hoạch loại bỏ than cho đến sau cuộc bầu cử vào cuối năm nay. Phần Lan đang chuẩn bị cho một thử thách pháp lý đối với chính sách khí hậu của EU, cho rằng họ có thể trồng thêm cây để bù cho khí thải than, và một ngày áp dụng công nghệ thử nghiệm lưu trữ Carbon.
Một nguồn ngoại giao Phần Lan cho biết Phần Lan đặt mục tiêu “phát triển một cái bồn [carbon] bằng cách khai thác tiềm năng từ những cánh rừng của quốc gia như là cách hiệu quả nhất để đạt được mức giảm cần thiết”.
Những bước đi theo hướng đó sẽ dược kiểm soát chặt chẽ bởi Ủy ban. Runge-Metzger hỏi “Những số liệu có thực sự sẽ có tác dụng chứ?” “Nếu chúng ta đếm những khu rừng đang có để đối xứng với lượng khí thải, tôi không chắc liệu sự tính toán đó cuối cùng có hiệu quả hay không. Chúng ta sẽ phải xem có thêm sự loại bỏ từ không khí, từ sử dụng đất và công nghiệp rừng thường trực.”
Anh vào thứ tư đã tái cam kết loại bỏ than vào năm 2025 nhưng những nhà môi trường học lại lo sợ năng lượng từ 7 nhà máy than tương đương 453 triệu Bảng trong 4 năm tới có thể phá hoại thời hạn trên.
Chính phủ đầu tháng đã trao 78 triệu Bảng để giúp các nhà máy than hoạt động vào năm tới – bao gồm 10 triệu bảng cho Aberthaw, nhà máy đã liên tục vi phạm mức xả thải, theo tòa án Châu Âu tuyên án tháng 9 năm ngoái.
James Thornton, giám đốc điều hành của công ty luật xanh ClientEarth đã phát biểu những kế hoạch của Anh rất yếu và đầy lỗ hổng mà các nhà điều hành ngành than có thể khai thác để mở cửa lại.
Ông ấy phát biểu “Đầu tiên chúng ta phải thấy được bằng chứng nỗ lực trong trợ cấp của chính phủ đã. Nếu những trợ cấp này bị cắt, những nhà đầu tư sẽ thay đổi. Thế nên tại sao chúng ta vẫn thấy trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch?”.
 
Những chiến dịch viên chống lại than đã rất phán khởi bởi bầu cử mới đây tại Irish Dail để gạt bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa tạch, và một quyết định của gã khổng lồ năng lượng Đan Mạch Dong Energy ngừng đốt than tại các trạm năng lượng vào năm 2030. Than chiếm 80% nguồn cung nhiên liệu của Dong một thập kỷ qua.


Dịch: Hà Diệp
Nguồn: TheGuardian