Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Người tiêu dùng nên sử dụng sức mạnh mua đồ của họ để dẫn đến cuộc cách mạng sản phẩm xanh

  |   Viết bởi : Nguồn: TheGuardian Người dịch: Đinh Hoàng Hà Diệp

8:30 AM

Bất cứ khi nào cuộc chiến chống lại các hóa chất độc hại bùng nổ trên các mặt báo, chúng đều được ví von với những thảm họa lớn, ngổn ngang như khủng hoảng nước tại sông Flint hay các đồ nhựa đầy chất BPA – những điều tương tự như vậy có thể gây nên ngộ độc diện rộng, bệnh tật và cũng không thể tìm ra một giải pháp dễ dàng để giải quyết. Và, trong những dịp hiếm có khi một tin vui về hóa chất xuất hiện – như lệnh cấm các thành phần chống khuẩn như triclosan, hay Luật Kiểm soát Các chất Độc hại (TSCA) có hiệu lực trở lại sẽ mở rộng khả năng điều chỉnh các chất hóa học – hợp chất hóa học và những hành động chính trị kỳ lạ khiến những sự việc trên gần như chẳng thể hiểu nổi đối với những người không phải là chuyên gia trong ngành.

Thật dễ dàng để tưởng tượng ra cuộc chiến cho hóa chất xanh như một cuộc chiến đấu phi thường giữa các gã khổng lồ công nghiệp và các chính phủ bao trùm, với những người tiêu dùng đứng coi ở hai bên bởi cuộc sống và sức khỏe của họ được treo ở ngay giữa. Nhưng quan điểm này – và hầu hết sự kiện liên quan đến các chất hóa học độc hại – phớt lờ đi một phần tối quan trọng của phương trình: Nhu cầu của người tiêu dùng. Với hầu hết tất cả những cuộc thảo luận về chính sách chính phủ và những cải tiến công nghiệp, nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường mới là lực đẩy lớn nhất cho những thay đổi to lớn.

Các chuyên gia tại buổi Hội thảo Hóa học Xanh của TheGuardian tại NewYork vào tháng 11 đã nhấn mạnh nhu cầu giúp người tiêu dùng nhận biết được lực đẩy của họ. Về phía chính quyền, họ đang nhắm tới những chính sách và các dự án hạ tầng liên quan tới số lượng bầu cử; về phía người tiêu dùng, họ đang mang các sản phẩm xanh hơn, an toàn hơn vào thị trường, thường là nhờ sự đối đầu với các ngành công nghiệp cổ hủ. Ở cả hai trường hợp, họ bị kéo đi bởi tiếng nói ưa chuộng và nhu cầu của những người bầu cử và người tiêu dùng.

Sự tiến tới lớn của chính phủ

Với tất cả những việc vận động hành lang và làm luật đầy rắc rối, chính phủ Mỹ có hai công cụ chính để khuấy đảo ngành hóa chất xanh: cấm những chất hoặc ứng dụng hóa học cụ thể, và tăng thuế ở sản phẩm đầu ra, như CO2. Nhưng hai công cụ này có những yếu điểm cực kỳ nghiên trọng: giống như việc phải mất đến 15 năm để đấu tranh cho việc tái hiệu lực TSCA, luật pháp và các lệnh cấm rất chậm và khó sử dụng. Tệ hơn cả, chúng thường đi sau thời đại cả chục năm. Trong trường hợp của TSCA, EPA giờ có thể điều chỉnh hàng ngàn chất hóa học – điều này nghĩa là cơ quan này phải đối mặt với một đống lớn những sản phẩm hóa học còn chưa được kiểm chứng tồn đọng đã có mặt trên thị trường. Với nhịp độ hiện tại, một số nhà phân tích tính toán được rằng cơ quan này có thể mất đến hàng ngàn năm để đuổi kịp.

Khi nhắc đến chính sách, các chính sách thuế thường không khá hơn là mấy. Phát biểu tại Hội thảo Hóa học Xanh của TheGuardian, Brent Constantz, CEO của công ty thu hồi carbon BluePlanet, đã giải thích tại sao bài toán đằng sau một mức thuế carbon, một trong những hướng tiếp cận bền vững được thảo luận, lại không có ý nghĩa mấy: “ Các nhà khoa học nói với chúng tôi rằng mặc dù với hiệp đinh Paris, chúng ta đang trên đà thải ra 100 tỷ tấn CO2 hàng năm. Và Trung Quốc đang nói với chúng ta là họ muốn chúng ta trả họ 100 $ mỗi tấn để không thải CO2 nữa. Một trăm nhân với một trăm tỷ là một con số cực kỳ khủng. Thật sự chẳng có nhiều tiền đến vậy trên thế giới.”

Nhưng có một hướng tiếp cận thứ ba mà chính quyền có thể xem xét. Constantz nói thêm “Thứ mà chính quyền có, và họ đang dùng chúng không có tí trách nhiệm nào, chính là lực mua bán của họ.”

BluePlanet sản xuất ra đá vôi từ CO2 mà họ thu được từ một nhà máy điện ở Vịnh Monterey, California. Constantz nói vai trò của chính quyền như một bên mua bán đã tạo ra sự thay đổi lớn đối với công ty của ông ấy. Hàng năm, các chính phủ của các quốc gia sử dụng cả triệu tấn đá cho những dự án đường cao tốc được đầu tư bởi nhà nước. “Tại California, chúng tôi được ch 11 tỷ $ để mua đá và chúng tôi nhập khẩu chúng từ Canada và Mexico”, ông ấy cũng lưu ý luôn rằng đá vôi nhân tạo của BluePlanet có thể thay thế đá nhập khẩu.

CO2 được thu hồi không chỉ là một cuộc khủng hoảng mà xây đường của chính phủ có thể giúp giải quyết; California cũng sử dụng các hợp đồng đường cao tốc của họ để giải quyết các lốp xe đã qua sử dụng, thứ khét tiếng khó xử lý. Theo lời Constantz, “Ở California, việc làm trong một dự án chính phủ có điều kiện nếu các anh muốn được nhận vào làm rải nhựa đường, các anh phải có cao su tái chế từ các lốp xe bỏ đi trong nhựa đường, hoặc các anh thậm chí còn chẳng thể tranh thầu dự án đó đâu. Và điều này có hiệu quả 100%: Không còn lốp xe ở California nữa. Chún ta đang nhập khẩu lốp xe.”

Lực đẩy lớn của người tiêu dùng.

Những bước tiến của chính phủ không xảy ra riêng biệt: hàng đống chính sách, bao gồm Luật tái sử dụng lốp xe California mở đường cho cao su từ lốp xe sử dụng trong nhựa đường, và Luật về các chất làm chậm cháy mở đường cho các đồ nội thất ít độc hơn, là những kết quả của hoạt động xã hội đã mang những vấn đề này về đền tận từng nhà của người bầu cử và người tiêu dùng.

Nhưng trong khi tổng trung bình người dân có vai trò một phần trong việc thông qua luật pháp, họ có một ảnh hưởng nhanh chóng và quan trọng hơn tới những sản phẩm được đưa tới thị trường – và tỷ lệ sống sót của chúng khi chúng được bày bán. Larry Weiss, trưởng phòng dược phẩm cho da ở công ty AOBiome, phát hiện vào năm 2014, khi công ty của ông ấy đang thử nghiệm một sản phẩm chăm sóc da mặt mới sử dụng vi khuẩn để chống lại các vấn đề về da, bao gồm ra dầu, khô, mụn nhọt và nhạy cảm. Một trong những chủ thể nghiên cứu là nhà báo của NewYork Times, người đã báo cáo dựa trên những trải nghiệm của cô ấy. Ông ấy cho biết “Nó đã trở thành một trong những bài báo được chia sẻ lại nhiều nhất ở trên NewYork Times, và chúng tôi nhanh chóng có 20000 đơn đặt hàng cho một sản phẩm không tồn tại.”

Weiss cho là những quan tâm đổ về các sản phẩm của ông ấy là nhờ ý thức càng ngày càng cao lên của người tiêu dùng. Ông ấy cho biết, “Điều đang thay đổi tất cả chính là những người phụ nữ thiên niên kỷ này bởi họ đang làm những điều mà không ai từng làm trước đó: họ đọc nhãn. Những đứa trẻ của họ mắc phải những căn bệnh họ không mắc, và họ rất quan tâm đến điều này.”

Nhận thức của người tiêu dùng không chỉ tạo ra các thị trường cho những nhãn hàng mới; nó cũng có thể được chuyển thành sức ảnh hưởng với các nhãn hàng mà họ đang sử dụng. Micheal Kobori, phó tổng giám đốc bền vững của Levi Strauss, đã nhấn mạnh công ty của ông ấy tự đưa ra những lệnh cấm đối với các chất hóa học nguy hại, điều này đã mở rộng đến những nhà cung cấp và sản xuất của công ty. Vào năm 2012, công ty đẩy mạnh hơn, cùng chung tay với các nhãn hiệu khác, bao gồm H&M và Nike, thay đổi nền công nghiệp. Ông ấy nói “Chúng tôi đã cam đoạn rằng cho tới năm 2020, chúng tôi sẽ không thải ra các chất hóa học nguy hại nữa.”

Lời hứa này có những mặt yếu của nó, Levi’s rất cởi mở khi nói về những mặt này. Ví dụ, chất chống thấm nước thay thế của Levi’s an toàn hơn chất PFCs mà họ từng dùng nhưng lại không kéo dài được lâu. Ông Kobori nói, “Hy vọng, điều này sẽ đánh động vào nền công nghiệp để tìm ra một thứ có thể kéo dài lâu hơn.”

Cuối cùng, các chất hóa học xanh trong chuỗi cung cấp hay chứng nhận của FDA về các hóa chất mới, xanh hơn, là những quá trình mà người tiêu dùng không thể thấy được. Nhưng với số lượng công ty ngày càng nhiều hoạt dộng để có thể được biết đến, người tiêu dùng đang đối mặt với những thay đổi trong những sản phẩm họ dùng, sức đẩy của nhu cầu người tiêu dùng đang giúp lái thị trường – và các nhà sáng chế, các chủ công ty đang lưu ý điều này.

Nguồn: TheGuardian

N
gười dịch: Đinh Hoàng Hà Diệp