Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Ô nhiễm không khí đang giết chết 1 triệu người và làm hao tổn 267 tỷ NDT một năm cho nền kinh tế Trung Quốc.

  |   Viết bởi :

Ô nhiễm không khí từ khói bụi, trong đó có ôzôn và các hạt mịn làm tiêu tốn 267 tỷ NDT (38 tỷ USD) cho nền kinh tế Trung Quốc mỗi năm, được ước tính thông qua con số về các ca tử vong sớm và sản lượng lương thực bị mất. “Đây là một con số khá lớn và đáng báo động khi nó chiếm khoảng 0,7% GDP quốc gia”

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Trung Quốc Hồng Kông đã tính toán chi phí xã hội của ô nhiễm không khí tác động đến sức khỏe cộng đồng và giảm năng suất cây trồng. Ô nhiễm không khí từ khói bụi, trong đó có ôzôn và các hạt mịn làm tiêu tốn 267 tỷ NDT (38 tỷ USD) cho nền kinh tế Trung Quốc mỗi năm, được ước tính thông qua con số về các ca tử vong sớm và sản lượng lương thực bị mất. “Đây là một con số khá lớn và đáng báo động khi nó chiếm khoảng 0,7% GDP quốc gia”, nhà nghiên cứu Steve Yim Hung-lam, một trợ lý giáo sư tại phòng quản lý tài nguyên và địa lý, cho biết.

Báo cáo được công bố trên tạp chí khoa học “Environmental Research Letters” cho thấy gần đây, Trung Quốc đã thắt chặt các mục tiêu về các chất ô nhiễm hình thành từ ôzôn và các hạt bụi mịn cho các thành phố như một phần trong kế hoạch hành động "chiến đấu vì bầu trời xanh" kéo dài ba năm từ 2018 đến năm 2020.

Nhóm nghiên cứu của Yim đã phân tích lượng ozone (O3) và bụi siêu nhỏ (PM2.5) phát thải trong năm 2010 từ sáu lĩnh vực kinh tế - công nghiệp, thương mại và dân cư, nông nghiệp, phát điện, giao thông đường bộ và một số lĩnh vực khác như hàng không và cứu hỏa. Dữ liệu được phân tích dựa trên mô hình khí tượng và đo chất lượng không khí, lượng khí thải phát thải, 150 loại chất gây ô nhiễm cùng các cơ chế phản ứng hóa học.

PM2.5, thường được sản sinh ra trong quá trình đốt cháy, là các hạt khí nhỏ bé đủ nhỏ để lọt sâu vào phổi và gây ra các bệnh về đường hô hấp.

Ôzôn được hình thành trong phản ứng hóa học giữa các oxit nitơ - được tạo thành từ các loại xe, nhà máy điện, các hoạt động công nghiệp - và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, được phát ra từ hầu hết các nguồn giống nhau, cũng như các chất khác như dung môi và thậm chí cả thực vật. Ôzôn có thể làm giảm quang hợp ở thực vật, làm chậm phát triển hoặc làm suy yếu chúng.

Hai chất gây ô nhiễm này đã được chứng minh gây ra trung bình 1,1 triệu ca tử vong sớm trong cả nước hàng năm, trong đó có khoảng 1.000 ở Hồng Kông. Khoảng 20 triệu tấn gạo, lúa mì, ngô và đậu tương cũng bị hư hại bởi tiếp xúc với ôzôn mỗi năm.

Nhìn chung, tổn thất chi phí kinh tế do sức khỏe cộng đồng, chi phí đi kèm từ việc làm và thiệt hại cây trồng lên đến 267 tỷ nhân dân tệ, tương đương 0,66% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm. Công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm, phát thải bụi PM2.5 và Ozon lớn nhất. Nguồn lớn thứ hai tạo ra bụi PM 2.5 là từ khu dân cư và thương mại, do lượng than bẩn vẫn bị đốt cháy để sưởi ấm vào mùa đông ở nhiều vùng của đất nước. Ở một số thành phố lớn khác, phương tiện giao thông đường bộ là nguồn phát thải lớn thứ hai. Trong khí đó, ngành sản xuất điện phát thải lượng Ozon lớn thứ hai.

Yim cho biết vấn đề này đòi hỏi các chính sách phát thải quốc gia cần được tối ưu hóa để giải quyết nhiều vấn đề nhằm tối đa hóa lợi ích quốc gia. "Trong đó có một vấn đề: nếu tôi chỉ giải quyết một khía cạnh của vấn đề, tôi sẽ không tạo ra bất kỳ tác động có hiệu quả nào cả và mọi thứ sẽ là vô ích", ông nói. “Mục tiêu của bài báo này là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo‘ đồng lợi ích ’trong chính sách kiểm soát khí thải”.

Trong việc thiết kế các chính sách phù hợp, Yim cho biết, các nhà hoạch định chính sách không nên chỉ xem xét một khía cạnh mà là một phạm vi rộng.“Chúng ta không nên chỉ xem xét sức khỏe, chỉ chất lượng không khí hay chỉ sản xuất cây trồng. Chúng ta nên xem xét tất cả chúng một cách toàn diện và chọn các chính sách tối ưu có thể tạo ra những tác động tối đa cho một loạt các vấn đề. ”

Yim nói ozone là vấn đề lớn tiếp theo mà Trung Quốc phải giải quyết và điều này đặc biệt nghiêm trọng ở các vùng như Đồng bằng sông Châu Giang hay “Vùng Vịnh Rộng”.

Các kết quả mới nhất được công bố vào tháng 6 từ mạng lưới giám sát chất lượng không khí khu vực do các chính phủ Hồng Kông, Macau và Quảng Đông điều hành cho thấy nồng độ ôzôn hàng năm trung bình tăng 16% mỗi năm và đạt mức cao nhất trong sáu năm qua.Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chín trong số 10 người trên thế giới hít thở không khí ô nhiễm và bảy triệu người chết mỗi năm do tiếp xúc với các hạt mịn, ô nhiễm không khí ngoài trời. Nồng độ PM2.5 trung bình ở các thành phố của Trung Quốc là 48 microgam trên một mét khối không khí, cao hơn gấp đôi so với trung bình thế giới 19mcg của 2.626 thành phố.

Nguồn: https://www.scmp.com/news/china/science/article/2166542/air-pollution-killing-1-million-people-and-costing-chinese