Trong hai ngày 24 và 25 tháng 09 năm 2015, đại diện các cộng đồng từ lưu vực sông Mê Công thuộc các nước Campuchia, Thái Lan và Việt Nam ...
Trong hai ngày 24 và 25 tháng 09 năm 2015, đại diện các cộng đồng từ lưu vực sông Mê Công thuộc các nước Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đã họp mặt tại Thái Lan để bày tỏ quan ngại về các dự án thủy điện dòng chính Mê Kông trong bối cảnh Chính phủ Lào vừa thông báo quyết định sẽ xây dựng đập thủy điện Don Sahong vào cuối năm 2015. Tại cuộc họp, đại diện cộng đồng các nước đã đưa ra Tuyên bố chung gửi đến Chính phủ các nước thuộc lưu vực sông Mê Công. Thay mặt cộng đồng người dân lưu vực Mê Công, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam xin được chia sẻ bản Tuyên bố này và kêu gọi sự ủng hộ của Quý vị bằng cách ký tên, góp thêm một tiếng nói cho Bản tuyên bố nêu trên.
Toàn văn Bản tuyên bố
Kính gửi Chính phủ các nước thuộc lưu vực sông Mê Công:
Hãy lắng nghe tiếng nói của người dân!
Bản tuyên bố của Người dân địa phương về ảnh hưởng của các đập thủy điện tại lưu vực Mê Công
Chúng tôi là những người dân thuộc vùng hạ lưu vực sông Mê Công sống phụ thuộc vào hệ sinh thái được kiến tạo bởi sông Mê Công và nhiều sông, hồ khác trong lưu vực. Đặc biệt, Biển Hồ Tonle Sap, sông Sê San và đồng bằng sông Cửu Long lâu nay đã là nguồn cung cấp thực phẩm, đem lại sức khỏe, sinh kế, văn hóa và nguồn thu nhập cho chúng tôi. Nguồn nước và các nguồn tài nguyên khác của lưu vực sông Mê Công đã đảm bảo cuộc sống và nền kinh tế của chúng tôi từ bao đời nay.
Các đập được xây dựng trên dòng chính sông Mê Công và các dòng sông khác trong khu vực đã gây ra những thay đổi tới hệ sinh thái, đe dọa cuộc sống, sinh kế và kinh tế tại lưu vực sông Mê Công .Những người dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em là những người bị tác động và ảnh hưởng nhiều nhất bởi những thay đổi đó. Các đập thủy điện cũng là tác nhân khiến biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng hơn. Những đập thủy điện gây tác động ảnh hưởng bao gồm Pak Mun, Yali, Nam Theun 2, Theun-Hinboun, Xayaburi và một số đập khác trên sông Lan Thương, thượng nguồn sông Mê Công thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Chúng tôi đã chứng kiến và gánh chịu những tác động nghiêm trọng do đập thủy điện gây nên. Đối với chúng tôi, những cộng đồng sống ven sông, những người trải nghiệm từng thay đổi nhỏ của mực nước sông thì không có nghi ngờ gì về việc những con đập đó sẽ gây tác hại nghiêm trọng tới các thế hệ hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, không nên xây dựng những con đập này.
Chúng tôi thực sự lo lắng về đập thủy điện Don Sahong tại Lào khi nó dự kiến xây dựng tại khu vực được coi là tối quan trọng cho cá di cư từ thượng nguồn tới hạ nguồn của sông Mê Công. Việc xây dựng đập sẽ gây giảm sụt nghiêm trọng về loài cá và lượng cá tại toàn lưu vực sông. Vị trí hiện tại của con đập đặc biệt nguy hiểm đối với các loài cá khổng lồ sinh sống tại sông Mê Công và cá heo Irrawaddy. Ngoài ra, đập thủy điện Don Sahong sẽ tác động tiêu cực tới ngành nông nghiệp và ngành thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long. Bất chấp những mối nguy hại con đập này có thể gây ra, Chính phủ Lào vẫn tiếp tục ủng hộ việc xây dựng con đập này mà không lắng nghe ý kiến từ những người dân địa phương trong khu vực.
Chúng tôi chưa bao giờ nhận được các thông tin liên quan đến các đập thủy điện một cách đầy đủ, chưa bao giờ được tham vấn một cách cẩn trọng và chúng tôi cũng không có cơ hội được tham gia vào quá trình ra quyết định với các dự án này. Chúng tôi đã bị buộc phải đối mặt với các tác động không ngừng tăng lên của các dự án thủy điện. Đã đến lúc, Chính phủ các nước cần lắng nghe tiếng nói và tôn trọng quyền quyết định đối với tương lai của các dòng sông và cuộc sống của chúng tôi.
Chúng tôi yêu cầu:
Một lần nữa chúng tôi muốn nhắc lại với các Chính phủ rằng: Chúng tôi, những người dân từ lưu vực sông Mê Công muốn bảo vệ các dòng sông cho các thế hệ con cháu mai sau. Chính vì vậy, chúng tôi cần được tham gia vào quá trình ra quyết định ảnh hưởng tới các dòng sông này.
Trân trọng,
Các đại diện cộng đồng tham gia soạn thảo bản Tuyên bố:
Campuchia
Ông Long Sochet, Mạng lưới Thủy sản Campuchia (CFF), tỉnh Pursat
Bà Phoem Sokun, Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO), tỉnh Kampong Chhnang
Bà Chheng Kimheng, Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO), tỉnh Kampong Thom
Ông Eang Eangnaim, Cộng đồng thủy sản Campuchai, tỉnh Kampong Cham
Ông Dam Samnang, Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO), tỉnh Stung Treng
Bà Saron Sokhom, Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO), tỉnh Stung Treng
Thái Lan
Ông Nichon Pholchan, dân làng,tỉnh Bungkarn
Ông Veera Wongsuwan, dân làng, Tỉnh Amnart Charoen
Ông Amnart Trichak, dân làng, tỉnh Nakhonpanom
Ông Channarong Wongla, Nhóm tại huyện Chaingkhan, tỉnh Loei
Việt Nam
Ông Võ Thành Trang, dân làng, tỉnh An Giang
Ông Trương Văn Khôi, dân làng, tỉnh An Giang
Bà Nguyễn Thị Tố Nguyên,dân làng, tỉnh An Giang
Bà Huỳnh Kim Duyên, dân làng, tỉnh Cà Mau
Ông Nguyễn Hoàng Cầu, dân làng, tỉnh Cà Mau
Các tổ chức hỗ trợ
Trung tâm Tài nguyên Cộng đồng (CRC), Thái Lan
Mạng lưới Hành động thủy sản (FACT), Campuchia
Tập trung vào các vấn đề phía Nam Toàn cầu, Thái Lan & Campuchia
Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (Green ID), Việt Nam
Tổ chức Sông ngòi Quốc tế (IR)
Làng tôi (Mvi), Campuchia
Tổ chức Rachna Satrei, Campuchia
Hướng tới phục hồi sinh thái và Liên minh khu vực (TERRA)
Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN)
Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước (WARECOD) Việt Nam
Cá nhân hỗ trợ
Ông Phạm Xuân Phú, Giảng viên trường đại học An Giang
Các cá nhân và tổ chức ký tên ủng hộ Bản tuyên bố, vui lòng thực hiện qua hệ thống online tại đây:
http://goo.gl/KCx1yQ