Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Thoát

  |   Viết bởi : Nguyễn Trung Tín | Cán bộ dự án GreenID

8:30 AM

Trong bốn ngày 12-15 tháng 10 năm 2017, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Sở Nông nghiệp) tỉnh An Giang đã tổ chức tập huấn mô hình bếp đun cải tiến tại xã Vĩnh Trung và Tân Lợi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án: “Tăng cường tiếp cận năng lượng cho người nghèo chưa nối lưới ở các tỉnh đồng bằng sông Mekong của Việt Nam thông qua ứng dụng các giải pháp năng lượng xanh và bền vững” với sự hỗ trợ tài chính từ Tổ chức Bánh mì cho thế giới (BFTW) do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) phối hợp cùng các đối tác địa phương thực hiện tại địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, giai đoạn 2016-2018.



Mục tiêu chính của cuộc tập huấn nhằm hướng dẫn và đào tạo cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại địa phương, đảm bảo việc vận hành ổn định, bền vững các mô hình năng lượng bền vững, góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương.

Lợi ích của bếp củi cải tiến so với bếp củi truyền thống là tiết kiệm chất đốt, giúp giảm thời gian đun nấu, ít khói, góp phần bảo vệ môi trường và cải thiện sức khỏe người dân, đặc biệt là phụ nữ. Ngoài ra còn dùng được tất cả chất đốt thực vật như: củi, , rơm rạ, cây bụi, phế thải nông nghiệp … Chi phí khá phù hợp với bà con có giá giao động từ 130.000 – 150.000 đồng/bếp. Bếp có cấu tạo bao gồm khung sườn bằng sắt, vỏ bề ngoài bằng vữa bê-tông, rất bền trong quá trình sử dụng. Loại bếp củi cải tiến này nếu được triển khai rộng rãi sẽ giúp chị em thuận tiện trong việc nấu nướng, tận dụng nguồn chất đốt phong phú sẵn có, tiết kiệm đáng kể một khoản chi phí cho gia đình.



Kết thúc tập huấn với việc hướng dẫn hai đội thợ dự án, kết quả bước đầu đã xây được 10 bếp đưa vào thí điểm tại địa phương, thành viên đội thợ đều có thể thực hiện xây bếp cải tiến khi tiến hành triển khai mô hình trên diện rộng.

Tác giả: Nguyễn Trung Tín | Cán bộ dự án GreenID