8:30 AM
Chris Goodall là một chuyên gia về biến đổi khí hậu và là người có tiếng nói trong lĩnh vực công nghệ năng lượng mới. Sau đây là bài phỏng vấn giữa Nishtha Chugh (N) – phóng viên của Forbes và Chris Goodall (C) – tác giả của bài viết đạt giải nhất với chủ đề những yếu tố định hướng các cuộc thảo luận về năng lượng xanh vào năm 2017 và hơn thế nữa.
N: Ngành năng lượng tái tạo trên thế giới đã đạt đến một bước tiến quan trọng trong năm 2016 với những dự án khổng lồ và đầu tư vào nhiều thị trường như Trung Quốc và Ấn Độ. Những bên tham gia mới nào hay những thay đổi nào trong ngành công nghiệp này mà ông dự đoán sẽ xảy ra trong năm 2017?
C: Ấn Độ và Trung Quốc hiện nay đang là những thị trường lớn nhất cho ngành năng lượng. Chúng ta cũng đang nhìn thấy sự phát triển về năng lượng mặt trời ở Mỹ. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào danh sách các quốc gia về số dân và mức sử dụng điện cuối cùng, thị trường mới có tiềm năng lớn cho phát triển năng lượng tái tạo có thể sẽ là Indonesia. Indonesia đang tiến triển cực kỳ chậm. Tuy nhiên chính phủ đã thể hiện cam kết của họ về việc sử dụng năng lượng mặt trời. Tiếp đến là những nơi có mạng lưới điện rất yếu như Kenya, Nigeria và một số quốc gia Châu Phi, những nơi mà mọi thứ có thể dịch chuyển nhanh chóng. Tôi không thể dự đoán chính xác được quốc gia nào tiếp theo sẽ chuyển sang 100% hay sử dụng phần lớn năng lượng tái tạo trong mảng năng lượng. Nhưng hầu hết mỗi tháng trong năm 2016 đều có một vài nước đưa ra những cam kết sử dụng năng lượng tái tạo trên toàn cầu, vì một điều ngày càng hiển nhiên là năng lượng tái tạo không chỉ sẽ rẻ hơn mà còn làm giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu thông qua mức ô nhiễm thấp. Quan trọng hơn, và đặc biệt là ở Trung Quốc, rất nhiều công ăn việc làm sẽ được tạo ra khi tiếp cận gần với năng lượng tái tạo trong năm nay.
C: Năm ngoái cũng là năm được ghi nhận có mức nhiệt độ cao nhất nhất trong lịch sử. Cuộc bầu cử Donal Trump lên làm Tổng thống Mỹ cũng bị coi là một bất lợi trong những nỗ lực toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu. Không có gì ngạc nhiên nếu ông ấy rút khỏi Hiệp Ước Paris. Liệu rằng điều đó có để lại bất kỳ ảnh hưởng sâu sắc nào đối với sự phát triển của thị trường năn lượng tái tạo toàn cầu không?
G: Đa số các quốc gia trên thế giới đều vận hành theo thị trường tự do hoặc theo những nguyên tắc gần giống thị trường tự do. Và hiện tại, nguồn năng lượng mặt trời để tạo ra điện đang trở nên ngày càng rẻ hơn. Tùy vào từng nơi nhưng bây giờ năng lượng mặt trời là cách rẻ nhất hoặc là một trong những cách rẻ nhất để sinh ra lực. Nếu các chính phủ muốn ngừng sự phát triển của năng lượng mặt trời lại thì họ phải chủ động làm luật để thi hành điều đó. Ở rất nhiều nơi, người ta không còn hỏi tiền hỗ trợ là bao nhiêu nữa. Và điều này đúng với cả nước Mỹ, không riêng gì nơi khác. Tổng thống đắc cử mới dường như nghiêng theo hướng duy trì ngành công nghiệp năng lượng cũ dựa trên than, nhưng ngay cả ông ấy cũng không thể làm gì nhiều ngoại trừ việc thẳng tay ra lệnh cấm để ngăn cản nền kinh tế tiến gần tới sử dụng năng lượng tái tạo. Tuy nhiên định hướng về phát triển năng lượng hiệu quả, năng lượng tái tạo, điện hóa các phương tiện giao thông, v.v sẽ vẫn tiếp tục trên toàn cầu. Chính trị dưới quyền ông Trump hay việc ông ấy rút khỏi Hiệp ước Paris không thể dừng sự phát triển của năng lượng tái tạo trong và ngoài nước. Thậm chí những bang đỏ[1] như Texas cũng đang công nhận những lợi ích của năng lượng tái tạo. Chính phủ sẽ phải có động thái chính trị đi ngược với số đông để dừng việc phát triển của năng lượng tái tạo. Giống như chúng ta thấy xu hướng ngày càng mạnh mẽ hướng tới chủ nghĩa kinh tế bài ngoại, dù chúng ta có to tiếng phản đối chúng như thế nào đi nữa, đến cuối cùng chúng ta cũng không thể chống đối lại sự thật là năng lượng mặt trời và năng lượng gió sẽ trở thành nguồn tốt nhất và rẻ nhất để tạo ra điện năng trên khắp thế giới.
C: Chúng ta vẫn thấy rất nhiều phản đối xây dựng dự án năng lượng tái tạo. Một phần của vấn đề năm ở than, nguồn nhiên liệu hóa thạch rẻ nhất hiện tại tại các quốc gia như Việt Nam nhờ vào nguồn dự trữ lớn của những quốc gia ấy. Sau khi gạt bỏ năng lượng hạt nhân, bây giờ Việt Nam đang tái sinh ngành than bởi than dự trữ trong nước nhiều nên chi phí sẽ rẻ hơn việc chấp nhận năng lượng tái tạo. Làm thế nào để có thể phản biện lại điều đó?
G: Việt Nam trong hoàn cảnh này là một ví dụ thích hợp. Theo kế hoạch năng lượng ở đó, họ đang hướng tới việc sản xuất 10.7% tổng lượng điện bằng năng lượng mặt trời vào năm 2030. Nó sẽ là một cuộc mở rộng lớn bởi gần như Việt Nam chưa có gì tại thời điểm này. Than đá và thủy năng đương nhiên vẫn sẽ là nguồn tài nguyên lớn hơn. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là họ sẽ sớm nhận ra năng lượng mặt trời có giá trị cạnh tranh và sẽ phát triển hơn nữa. Càng ngày càng dễ dàng cho chính quyền các nước và các công ty tư nhân đầu tư vào năng lượng mặt trời và nhìn vào bản đồ ai cũng sẽ thấy được miền Nam Việt Nam là nới có tiềm năng to lớn về năng lượng mặt trời. Mảng điện cũng cấp bởi năng lượng mặt trời sẽ chỉ là phần nhỏ trong tổng cung điện nhưng nó sẽ còn phát triển nhanh chóng. Họ sẽ không cần hỗ trợ bất cứ điều gì được đề xuất như trong bản kế hoạch. Giả như điều này chỉ để thu hút tiền quốc tế đổ vào nhưng điều họ sẽ nhận ra là tiền quốc tế đi vòng quanh thế giới chỉ để tìm kiếm những cơ hội như ở Việt Nam, những nhà đầu tư sẽ thấy Việt Nam cực kỳ thu hút bởi tiềm năng phát triển của đất nước này. Đây chính là nơi những nhà đầu tư sẽ đến và muốn tiến hành năng lượng mặt trời. Tôi nghĩ sẽ chẳng có vấn đề gì trong việc góp tiền cho tiềm năng trên trong tương lai. Và Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng nền kinh tế với nguồn dự trữ than lớn sẽ thấy được về lâu dài than không phải là một lựa chọn rẻ nhât để tạo ra điện năng. Chúng ta mà đổ ngần ấy than vào một quốc gia đông đúc dân cư thì sẽ xảy ra ô nhiễm môi trường cũng như các vấn đề nghiêm trọng liên quan khác. Đó là cái giá phải trả cực đắt cho việc sử dụng than.
C: Mặc cho có rất nhiều tiến bộ trong công nghệ xanh và năng lượng mặt trời đã trở nên rẻ hơn rất nhiều, tương lai phát triển năng lượng tái tạo lại không mấy hứa hẹn trong thập kỷ tới. Dự báo mới nhất của IRENA đưa ra phần trăm năng lượng tái tạo trong tổng số phần năng lượng trên thế giới sẽ tăng ít hơn 3% vào năm 2030 .Sao những con số này lại tồi tệ như vậy?
G: Nó cực kỳ tệ hại, vâng, tôi cũng đồng ý như vậy. Bản dự báo mới nhất của IRENA dự đoán 18.3% năng lượng tái tạo sẽ tăng lên 21% vào năm 2030. Đó là những gì họ dự báo nếu các quốc gia đều đạt được tất cả điều ký kết trong Hiệp ước Paris. Bản dự báo nhấn mạnh con số này có tẻ tăng lên 36% trong cũng khoảng thời gian trên nhưng để đạt được điều đó chúng ta cần ít nhất 770 tỷ $ đầu tư toàn cầu và phải có đà để đạt được mục tiêu ấy. Bối cảnh hiện nay là những cơ quan quốc tế đang kinh hãi trước việc cổ vũ đi đầu trong cuộc chuyển dịch mà bản thân họ cũng không chắc chắn liệu có xảy ra không.
C: Và tại sao lại như vậy?
G: Tôi nghĩa loài người chúng ta đều sợ hãi trước việc bắt đầu một cái gì đó quá xa vời với quan điểm thông thường. Và chúng ta dường như đang tin rằng mặc dù những thứ như pin năng lượng mặt trời đang ngày càng cải tiến hơn theo thời gian, chúng ta vẫn cứ nghĩ điều đó không thể tiếp diễn như vậy. Có một sự nghi ngờ sẵn có trong những tiên đoán về tương lai của chúng ta. Khi tôi nhận được bản dự báo, tôi đã xem xét một số những dự án được hoàn thành trước đó bởi những cơ quan chính phủ quan trọng ở Anh, ở Mỹ và mọi nơi khác trên thế giới, bao gồm Cơ quan Năng lượng Quốc tế, về sự phát triển của năng lượng tái tạo theo thời gian. Mỗi năm đều lặp lại, lần này qua lần khác, bất kỳ ai trong các cơ quan đó, không loại trừ người nào, đều đánh giá thấp sự phát triển của năng lượng hạt nhân vào năm tới. Nhưng những gì chúng ta nhìn thấy trong 60 năm qua là năng lượng mặt trời được sản xuất, lưu trữ, giá của chúng giảm xuống, tạo nên một vòng tròn ở đó mọi người thấy giá năng lượng mặt trời hạ xuống và bắt đầu quan tâm đến việc lắp đặt nó. Và vòng tròn cứ tiếp diễn như vậy. Nhưng ở những cơ quan năng lượng đặc biệt như IRENA, họ lại nói chúng ta không chắc tình hình này có thể tiếp diễn, tuy nhiên, điều này có thể tiếp diễn nếu mọi người cùng chung tay hành động. Mọi người biết rằng như vậy là không đủ. Mọi thứ cần phải dịch chuyển nhanh chóng hơn là những chính sách mà các chính phủ nói sẽ thông qua để đạt đến 36% vào 2030. Và để ổn định đà phát triển này, chúng ta cần 770 tỷ $, khoảng gấp đôi số tiền được sử dụng hiện tại mỗi năm cho năng lượng tái tạo.
Chris Goodall là tác giả của cuốn sách 10 Công nghệ ổn định ngành năng lượng và khí hậu (Ten Technologies to Fix Energy and Climate). Cuốn sách mới nhất của ông ấy là Công tắc (The Switch) xuất bản vào tháng 7/2016
Dịch: Hà Diệp
Nguồn: http://www.forbes.com/sites/nishthachugh/2017/01/31/trump-cant-stop-renewables-energy-growth-at-home-or-abroad/#d427c1fd884b