Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Dự án Oxfarm - 2019

Tên dự án: Thúc đẩy các giải pháp năng lượng bền vững tại tỉnh Cà Mau để góp phần quản trị tốt nguồn tài nguyên nước khu vực Mê Công, giai đoạn 3

Bối cảnh:

Dựa trên thành công của phương pháp Lập kế hoạch năng lượng địa phương được thực hiện tại đồng bằng sông Hồng, từ năm 2014, Trung tâm Phát triển Sáng tạo xanh (GreenID) đã phối hợp với Hội LHPN tỉnh Cà Mau để triển khai phương pháp này ở tỉnh với sự hỗ trợ tài chính của tổ chức Oxfam Australia và Việt Nam. Xã Nguyễn Phích là một trong bốn xã nghèo nhất của huyện U Minh đã được chọn là cộng đồng hưởng lợi đầu tiên của dự án. Sau ba năm thực hiện, dự án đã có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao năng lực của các đối tác địa phương cũng như cải thiện sinh kế của người dân tại cộng đồng.

Trong giai đoạn 2017-2018, GreenID tiếp tục nhân rộng Phương pháp Lập kế hoạch năng lượng địa phương (LEP) tại xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước vì chúng tôi nhận thấy rằng địa bàn mới này có nhiều điểm tương đồng về môi trường và nhu cầu năng lượng như xã Nguyễn Phích. Xã Tân Hưng Đông có tổng số dân là 16.205 người, 3.658 hộ được chia thành 12 thôn. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban nhân dân xã năm 2017, sinh kế chính của người dân trong xã là nuôi tôm và kinh doanh nhỏ. Hiện vẫn còn khoảng 40% hộ gia đình ở xã Tân Hưng Đông chưa tiếp cận được với điện lưới quốc gia. Một số hộ gia đình đang sử dụng điện câu chuyền từ hàng xóm, với mức giá cao hơn rất nhiều so với mức quy định của nhà nước. Sự thiếu hụt về điện khiến người dân địa phương bị hạn chế trong việc tiếp cận thông tin, công nghệ, giáo dục và cơ hội việc làm. Thiếu điện cũng dẫn đến việc người dân địa phương không tiếp cận được với nước sạch và điều kiện vệ sinh hợp lý, do đó, các giải pháp thay thế bền vững là rất quan trọng để giải quyết những thách thức trên. Hội LHPN xã Tân Hưng Đông rất quan tâm đến việc áp dụng Phương pháp Lập kế hoạch năng lượng địa phương và các giải pháp bền vững đã thực hiện tại xã Nguyễn Phích. Năm 2018, lần đầu tiên xã Tân Hưng Đông đã lựa chọn phương pháp LEP tại địa phương để thay đổi thói quen về sử dụng năng lượng và tiếp cận các công nghệ mới. Giải pháp năng lượng thay thế được giới thiệu và áp dụng tại cả hai xã trên đã đóng góp đáng kể trong việc cải thiện sinh kế của người dân và chứng minh nhiều lợi ích của LEP: 03 nhóm kỹ thuật địa phương được thành lập bao gồm các nhóm kỹ thuật viên về biogas, bếp đun cải tiến và đèn LED, các giải pháp năng lượng bền vững nói trên đã được hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng tại nhiều hộ gia đình trong xã, giúp giảm chi phí đầu tư, tạo ra thị trường tại địa phương, tăng cường tiếp cận giải pháp, tạo việc làm và tăng thu nhập cho phụ nữ và các thành viên của nhóm. Vào cuối giai đoạn này, hơn 2.000 người dân đã được tiếp cận thông tin về lợi ích của các giải pháp năng lượng bền vững thông qua 12 sự kiện truyền thông được tổ chức ở cấp thôn bản bởi hội phụ nữ và nhóm năng lượng địa phương (LET). Đến nay, hơn 323 hộ gia đình tại 02 xã và 02 cơ sở công cộng trong đó có 1 trường tiểu học đã áp dụng các giải pháp năng lượng bền vững khác nhau bao gồm biogas, bếp đun cải tiến, đèn năng lượng mặt trời, bóng đèn LED và ủ phân hữu cơ.

Kết quả là, khoảng 1.000 người dân và học sinh ở 02 xã đã được hưởng lợi từ dự án; môi trường địa phương, đặc biệt là tài nguyên nước đã được cải thiện. Kết quả của dự án và các lợi ích của các giải pháp năng lượng thay thế cũng đã được các cơ quan cấp tỉnh xem xét để sử dụng trong các chương trình hiện có của tỉnh như chương trình nông thôn mới, tăng trưởng xanh và chương trình khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, những phát hiện từ đánh giá LEP cho thấy LEP có tiềm năng lớn có thể lồng ghép vào các chính sách và chương trình hiện có đang được thực hiện ở cấp xã. Vào năm 2018, thông qua một số các cuộc họp với các cơ quan cấp tỉnh như Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (DARD), Sở Công thương (DOIT) và Sở Khoa học Công nghệ (DOST), chúng tôi nhận được các đề xuất hợp tác trong việc thúc đẩy các giải pháp năng lượng bền vững cho các cộng đồng khác trong tỉnh thông qua chương trình truyền thông hàng năm.Đây là cơ hội tốt để nhân rộng phương pháp LEP và kết quả ở cấp tỉnh. Đồng thời, cần tiếp tục thúc đẩy áp dụng giải pháp năng lượng bền vững bởi Tân Hưng Đông vẫn còn 786 hộ gặp khó khăn trong việc tiếp cận điện, đối mặt với việc sử dụng điện không an toàn và tốn kém để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Xã Tân Hưng Đông có 246 người khuyết tật, hầu hết trong số họ thuộc nhóm thu nhập thấp (khoảng 23 USD/hộ/tháng) dựa vào trợ cấp của chính phủ. Vì vậy, trong giai đoạn này của dự án, chúng tôi muốn tìm kiếm cơ hội mang lại lợi ích của các giải pháp năng lượng bền vững cho nhóm này để đảm bảo tính hội nhập và bình đẳng.

Cùng với các hoạt động nói trên, chúng tôi cũng bắt đầu khởi động chương trình Trường học Xanh tại 02 trường THCS tại xã Tân Hưng Đông. Từ tháng 2/2017, GreenID đã xây dựng ý tưởng về Trường học Xanh và đã được thí điểm tại một số trường học ở An Giang và Hà Nội. Chương trình được kế thừa từ mô hình 50/50 của EURONET. Chương trình này được thực hiện tại 13 quốc gia cho 98.000 học sinh. Góp phần tiết kiệm năng lượng và thúc đẩy ứng dụng các giải pháp năng lượng tái tạo. GreenID là một trong những tổ chức tiên phong tại Việt Nam thực hiện chương trình này dưới tên gọi Trường học Xanh. Chương trình của chúng tôi tập trung vào 04 chủ đề bao gồm năng lượng bền vững; nước sạch; chất lượng không khí và rác thải. Chúng tôi sử dụng phương pháp kết hợp giữa đào tạo nâng cao kiến ​​thức và cải thiện kỹ năng công dân toàn cầu. Chúng tôi tin rằng, chương trình này sẽ thành công và nhận được quan tâm.

Với mục tiêu đề cập ở trên, chúng tôi tin rằng chương trình Trường học Xanh và cộng đồng LEP sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc minh chứng lợi ích từ các mô hình năng lượng bền vững cho các bên liên quan khác nhau, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long về lâu dài sẽ là một ví dụ thực tế có giá trị mà GreenID và các đối tác đang cố gắng đạt được. Với việc áp dụng những mô hình năng lượng tái tạo và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt; với việc thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường..., các thành quả của dự án sẽ góp phần quản trị tốt hơn nguồn tài nguyên nước.

Mục tiêu:

  • Thúc đẩy ứng dụng mô hình năng lượng bền vững cho các hộ gia đình có thu nhập thấp và hộ có người khuyết tật ở xã Tân Hưng Đông nhằm đáp ứng mục tiêu điện khí hóa nông thôn, tăng cường tiếp cận năng lượng;

  • Thực hiện chương trình Trường học Xanh nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho học sinh về biến đổi khí hậu và năng lượng xanh.

Các hoạt động chính theo mục tiêu:

Mục tiêu 1: Thúc đẩy ứng dụng mô hình năng lượng bền vững cho các hộ gia đình có thu nhập thấp và hộ có người khuyết tật ở xã Tân Hưng Đông nhằm đáp ứng mục tiêu điện khí hóa nông thôn, tăng cường tiếp cận năng lượng

  • Xây dựng cơ chế  hợp tác giữa các nhà cung cấp và Hội Phụ nữ Tân Hưng Đông để nhân rộng các giải pháp năng lượng bền vững tại xã

  • Hỗ trợ ứng dụng mô hình NLBV dựa trên kết quả tại xã Tân Hưng Đông

  • Đào tạo và Hỗ trợ kĩ thuật để vận hành 3 mô hình kinh doanh nhỏ

  • Hợp tác với các sở, ban ngành ở cấp tỉnh để truyền thông về các giải pháp năng lượng bền vững

  • Hội thảo chia sẻ kết quả dự án tại tỉnh Cà Mau

Mục tiêu 2: Thực hiện chương trình Trường học Xanh nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho học sinh về biến đổi khí hậu và năng lượng xanh tại xã Tân Hưng Đông

  • Biên soạn và In ấn tài liệu Trường Học Xanh

  • Tập huấn cho giáo viên và CLB Sao Xanh về nội dung chương trình (đào tạo TOT)

  • Tập huấn cho CLB Sao Xanh

  • Truyền thông nâng cao nhận thức tại trường học do CLB Sao Xanh thực hiện

  • Tài  liệu hóa các thực tiễn tốt

Thời gian thực hiện: Từ 01/01/2019 đến 30/09/2019

 




Dự án được thực hiện dưới sự hỗ trợ tài chính của tổ chức Oxfam Vietnam