Các giải pháp được áp dụng trong chương trình là Điện mặt trời mái nhà; Bình nước nóng năng lượng mặt trời, đèn LED ; Biogas, xử lý rác, thu tái sử dụng nước mưa.
"Con người" và "Trái đất" từ xa xưa vốn đã sống nương tựa vào nhau, hài hòa như "tự nhiên" nó vốn có, nhưng rồi dần qua thời gian, gần như con người dường như đã quên hẳn "mẹ trái đất" - là người mẹ ta phải báo hiếu, phải tôn trọng. Để rồi, cách đây 50 năm ngày Trái đất ra đời, là ngày để truyền cảnh hứng cho nhận thức và khẳng định giá trị của môi trường tự nhiên.
Quá ngắn, quá thách thức cho doanh nghiệp và người dân chạy đua theo mốc thời hạn mà Quyết định 3/2020/QĐ-TTg đưa ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Sáng ngày 17/4, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) của Quốc hội tổ chức Hội nghị thẩm tra sơ bộ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT Phan Xuân Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT Trần Văn Minh chủ trì hội nghị.
Ngày 11/4, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Sáng tạo xanh (GreenID) và nhóm thành viên cộng đồng Năng lượng tái tạo Việt Nam phối hợp tổ chức tọa đàm trực tuyến về “FIT 2 và cơ chế chính sách cho phát triển điện mặt trời ở Việt Nam sau năm 2020”.
Hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về năng lượng khi các nguồn nhiên liệu hoá thạch đang dần cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Giải pháp mà con người tìm đến để khắc phục những vấn đề đó chính là các nguồn năng lượng mới như năng lượng gió, mặt trời, sinh khối…