Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Báo cáo đầu tư thế giới 2020: Sản xuất quốc tế vượt qua đại dịch, vừa mới được phát hành

  |   Viết bởi :

Bản báo cáo đầu tư thế giới hàng năm xuất bản lần thứ 30– WIR2020: Sản xuất quốc tế vượt qua đại dịch, vừa mới được phát hành

Kính gửi các thành viên trong Mạng lưới Đầu tư Thế giới,

Bản báo cáo đầu tư thế giới hàng năm xuất bản lần thứ 30– WIR2020: Sản xuất quốc tế vượt qua đại dịch, vừa mới được phát hành.

Báo cáo cung cấp các triển vọng và xu hướng mới nhất đối với các dòng đầu tư khu vực và toàn cầu; và báo cáo cũng đưa ra những thay đổi và phát triển chính sách quốc gia gần đây xoay quanh các thỏa thuận đầu tư quốc tế. Nó bao gồm đánh giá chi tiết về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng gây ra bởi covid – 19 lên cả các chính sách và xu hướng.

Chương chủ đề của báo cáo đã cung cấp cái nhìn ngắn gọn về ba thập kỷ sản xuất quốc tế trước khi chuyển sang phân tích viễn cảnh tương lai như xu hướng sản xuất quốc tế trong thập kỷ tới đến năm 2030.

Báo cáo năm nay sẽ bao gồm một chương mới về đầu tư gắn với các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) với đánh giá về quá trình huy động và tạo dòng đầu tư cho mục tiêu phát triển bền vững (SDG) trong suốt 5 năm đầu kể từ khi các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) được thông qua.

Một vài phát hiện chính trong báo cáo:

  • Cuộc khủng hoảng covid – 19 sẽ khiến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm mạnh. Các dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu được dự báo sẽ giảm tới 40% trong năm 2020, từ con số của năm 2019 là 1.54 nghìn tỷ đô la. Sự sụt giảm này sẽ khiến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần đầu tiên ở mức dưới 1 nghìn tỷ đô la kể từ năm 2015.
  • Các con số đầu tiên đã xác nhận sự ảnh hưởng trực tiếp. Cả các thông báo dự án đầu tư lĩnh vực xanh và mua bán, sáp nhập xuyên biên giới cũng đã giảm hơn 50% trong những tháng đầu của năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Mặc dù mọi nơi đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, song lại có sự khác biệt nhau ở từng vùng. Các nền kinh tế đang phát triển được dự báo là sẽ chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bởi vì họ phụ thuộc nhiều hơn vào đầu tư cho các nền công nghiệp khai khoáng và đòi hỏi chuỗi giá trị toàn cầu, vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cũng bởi họ không thể đưa ra các giải pháp hỗ trợ kinh tế giống nhau như các nền kinh tế phát triển.
  • Mặc dù có sự sụt giảm mạnh mẽ đối với dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu trong suốt cuộc khủng hoảng, nhưng hệ thống sản xuất quốc tế sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cổ phiếu đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu ngày hôm nay đang đứng ở mức 36 nghìn tỷ đô la.
  • Tuy nhiên, hệ thống sản xuất quốc tế đang hướng tới một thập kỷ chuyển đổi. Sự chuyển đổi này sẽ mang lại cả những cơ hội và thách thức cho các nhà hoạch định chính sách phát triển và đầu tư:

Các thách thức bao gồm thoái vốn tăng, chuyển hướng đầu tư và tái đầu tư, thu hẹp đầu tư tìm kiếm hiệu quả, sự cạnh tranh gay gắt hơn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Các cơ hội xuất phát từ sự chuyển dịch bao gồm thu hút các nhà đầu tư muốn đa dạng hóa cơ sở cung ứng, khả năng phục hồi và dự phòng xây dựng. Nhóm đầu tư tìm kiếm thị trường khu vực sẽ tăng lên. Cơ sở hạ tầng và nền tảng kỹ thuật số sẽ cho phép các ứng dụng, dịch vụ mới và cải thiện quyền truy cập toàn cầu vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs).

  • Đầu tư vào các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) thể hiện sự tiến bộ rõ nét nhất ở 6 trong 10 lĩnh vực đầu tư (SDGs) gồm: cơ sở hạ tầng, giảm thiểu biến đổi khí hậu, nông nghiệp và thực phẩm, sức khỏe, viễn thông, hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Tuy nhiên, tăng trưởng chung đang giảm dần so với yêu cầu.
  • Các quỹ bền vững đã phát triển nhanh chóng về số lượng, sự đa dạng và quy mô. Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) ước tính rằng các quỹ dành riêng cho đầu tư vào phát triển bền vững ngày hôm nay đã đạt đến 1.2 – 1.3 nghìn tỷ đô la. Tuy nhiên, hầu hết các quỹ này đều được đầu tư ở các nước phát triển (ví dụ như trong năng lượng tái tạo).
  • Hàng loạt các hành động toàn cầu mới để tạo điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy đầu tư tư nhân liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào các nước đang phát triển là rất cần thiết.
  • Kế hoạch hành động mới của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) kết hợp một vài công cụ chính sách để cung cấp khuôn khổ thực hiện đầu tư trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững.

Trân trọng,

James X.Zhan

Giám đốc Doanh nghiệp và Phát triển

Trưởng nhóm Báo cáo Đầu tư Thế giới

Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển

Palais des Nations, Geneva