Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI HƯỚNG PHÁT TRỂN MỚI TRONG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 55 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

  |   Viết bởi : Lê Thành Ý

Nghị quyết 55-NQ/TW chỉ ra cần ưu tiên phát triển điện gió và điện mặt trời phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý, xây dựng chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển của Việt Nam

Trang trại điện gió ngoài khơi, Ảnh: Internet

Ngày 11 tháng 02 năm 2020 Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh, quốc phòng, thực hiện tiến bộ và công bàng xã hội. Theo đó,sẽ phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch;… nâng tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp lên 15-20% vào năm 2030 và  khoảng 25-30% vào năm 2045. Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết cũng chỉ ra cần ưu tiên phát triển điện gió và điện mặt trời phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý, xây dựng chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển của Việt Nam.

Nhu cầu to lớn về năng lượng trong nền kinh tế đã hấp dẫn giới đầu tư đổ vốn vào lĩnh vực này; nhiều dự án nguồn điện của các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể cho phát triển ngành điện, đặc biệt đối với nguồn năng lượng tái tạo nhất là điện gió và điện mặt trời. Từ tiềm năng của năng lượng gió ngoài khơi và xu thế phát triển nguồn năng lượng sạch này, bài viết gợi ra những vấn đề được giới nghiên cứu và cá nhà quản lý quan tâm.

Cánh đồng điện gió ngoài khơi Kê Gà đang dần rõ hình hài, Ảnh: báo Đầu tư

Tiềm năng và xu thế khai thác điện gió ngoài khơi trên thế giới và ở Việt Nam,

Trong nghiên cứu tài nguyên năng lượng gió, cơ quan Năng lượng Thế giới (IEA) cho biết, tiềm năng tài nguyên điện gió ngoài khơi tòan cầu hàng năm  có  tới 420.000 TWh (1TWh= 1tỷ KWh) cao gấp 18 lần nhu cầu điện thế giới ngày nay

Thị trường điện gió ngoài khơi hàng năm liện tục gia tăng với nhịp độ bình quân 30% trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2018. Theo đó, trên 150 trang trại điện gió lớn  đã được xây dựng và đưa vào hoạt động trên thế giới. Từ năm 2018, điện gió ngòai khơi đã gia tăng mạnh tại Anh, Đức, Đan Mạch và CHND Trung Hoa….Đến nay, ở châu Âu, công suất lắp đặt điện gió ngoài khơi đã đạt trên 20GW (1GW=1.000 MW); Với chính sách hỗ trợ hiện hành của các Chính phủ, dự báo đến năm 2030 tổng công suất điện gió ngoài khơi toàn cầu sẽ đạt 80GW, tăng gấp 4 lần hiện nay(IEA 2019),

Tại Viêt Nam, thời gian gần đây năng lượng tái tạo , nhất là điện gió và điện măt trời đã có sự phát triển đáng kể. Nănm 2019, công suất của nhóm điện này đạt 5.482 MW chiếm 9,5% tổng công suất của toàn hệ thống điện, đưa sản lượng điên từ 2,4% năm 2019  tăng lên 4,6% trong tổng sản lượng điện sản xuất của 6 tháng đầu năm 2020. Trước năm 2019, cả nước chỉ có 2 nhà máy điện mặt trời hoạt động ở Phong Điền và Krongpa, đến tháng 7 năm 2020, trên hệ thống điện quốc gia đã có 99 nhà máy điện mặt trờì với tổng công suẩt 5.053MW và 11 nhà máy điện gió có tổng công suất 429MW. Đáng chú ý trong hệ thống điện gió là đã có 9 nhà máy hoạt động trước ngày 30 thánh 6 năm 2019 (Minh Hoàng 2020)

Những phát hiện của dự án hợp tác giữa Cục Năng lượng Đan Mạch và Cục Điện lực và năng lượng tái tạo Việt Nam cho thấy, Việt Nam có đến 160GW tiềm năng điện gió ngoài khơi có thể khai thác(CIP 2020). Từ 2 năm trước, tập đoàn Entreprize  Energy đã đề xuất dự án Điện gió ngoài khơi Thăng Long Wind cách mũi Kê Gà của timh Bình Thuận khoảng 20 đén 40Km với khả năng tạo ra ít nhất 3.400MW công suất.  Đây là động thái mới, mở ra triển vọng tốt đẹp để phát triển nguồn năng lượng này.Với mong muốn đưa dự án điện gió ngoài khơi vào quy hoạch phát triển điện lưc Quốc gia, các nhà đầu tư dự định trong phân kỳ đầu, dự án đạt công suất 600 MW trong năm 2024 và đạt công suất thiết kế vào năm 2028 (Enterprize Energy 2020)

Tiếp sau dự án của tập đoàn Enterprize Energy, ngáy 23 tháng 7 năm 2020, Tại Diễn đàn cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020, tập đoàn Copenhagen Infrastructure partner (ICP) của Đan Mạch và tỉnh Bình Thuận đã ký Biên bản ghi nhớ về phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn với công suất lên tới 3,5 GW.

Dự án La Gàn là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lờn nhất tại Viêt Nam, có thể nâng cao vị thế của đất nước trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở khu vực và  trên thế giới Với công suất dự kiến 3,5 GW La Gàn sẽ mang lại cơ hội tếp cận với nền công nghệ điện gió hiện đại và tiên tiến, đồng thời hỗ trợ để chuyển đổi đất nước thành một quốc gia có hệ thống điện với tỷ lệ tích hợp năng lượng tái tạo cao và phát thải carbon thấp.  Phù hợp với Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22 tháng 1- năm 2018 về  chiến lược phát triển bềnvững kinh tế biển và Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Viêt Nam, Dự án này không chỉ đóng góp vào sự phát triển của tỉnh Bình Thuận mà còn cho cả  nền kinh tế Việt Nam. Từ nguồn vốn xây dựng ước tính trên 10 tỷ USD, dự án sẽ tạo thu nhập và việc làm đáng kể cho tỉnh Bình Thuận. Thành công trong hợp tác phát triển dự án sẽ mở ra cơ hội thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư vào các dự án điện gió ngoài khơi của Viêt Nam (CIP 2020)

Sức hấp dẫn của Năng lượng tái tạo đối với các nhà đầu tư nước ngoài và vấn đề cần được quan tâm từ góc nhìn quản lý

Thực hiện Nghị quyết 55 /NQ-TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045, Quy hoạch điện VIII do bộ Công Thương dự thảo đã  định hướng phát triển mạnh các nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo. Để đảm bảo an ninh cung cấp điện, tạo điều kiện phát triển mạnh nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; Quy hoạch này đã xem xét quy hoạch cho từng vùng, khu vực nhỏ để có thể kết nối trong tổng thể chung của cả  nước. Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Hoàng Tiến Dũng cho biết, Điểm khác biệt của dự án NLTT là phần lớn những dự án này đều do các nhà đầu tư tư nhân thực hiện nên có nhiều thuận lợi hơn trong các bước chuẩn bị đầu tư cũng như xác định nguồn tài chính, Đây cũng là lý do khiến các nhà quản lý đã đề xuất bổ sung thêm nhiều nguồn điện, nhất là từ NLTT, được coi là  giải pháp phù hợp với cơ chế và chính sách khuyến khích trong tạo lập thị tường điện cạnh tranh minh bạch và bình đẳng.

Thời gian qua cơ chế khuyến khích điện mặt trời và điện gió thông qua mức giá  FIT, đã thu hút mạnh các nhà đầu tư tư nhân. Thị trường điện đã chứng kiến sự bùng nổ của năng lượng tái tạo kể từ sau quyết định số số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018  của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió và các Quyết định số11/2017/QĐ-TTg , 13/2020/QD-TTg về cơ chế khuyến khích phát triện các dự án điện mặt trời để gia tăng tổng lượng điện sản xuất trong nước,

Tính đến tháng 7 năm 2020, công suất điện mặt trời và điện gió trong hệ thống điện quốc gia đa lên tới 5.482 MW. Nhiều nhận xét cho rằng, sự bùng nổ của NLTT trong bối cảnh lưới  truyền tải chưa được đầu tư kịp thời đã dẫn tới tình trạng buộc phải cắt giẩm đều công suất của các nhà máy phát điện. Theo Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia(AO) tình trạng này có thể dẫn tới khả năng xung đột trong huy động các nguồn năng lượng tái tạo với nhau và với các nguồn điện truyền thống. Theo phân tích của AO Việt Nam, khi năng lượng gió và mặt trời chiếm tỷ trọng từ 20% đến 30% trong hệ thống điện, cần phải bổ xung thêm nhiều quy định nhằm xử lý hài hòa các nguồn điện. Nếu tỷ trọng này vượt qua 40% sẽ gây những căng thẳng trong quá trình vận hành hệ thống

Từ góc nhìn toàn cầu, Giám đốc châu Á của Hội đồng Năng lượng gió Thế giới (GWFC) Liming Qiao nhận xét, thực hiện tốt các dự án với mức giá phù hợp sẽ mang lại sức thu hút thị trường, kích thích công nghệ , giảm chi phí và nâng cao hiệu quả . Nếu không thực hiện tốt, nó sẽ gây cản trở cho ngành công  nghiệp còn non trẻ này. Là  người quan sát thị trường, bà nhận thấy. chi phí cạnh tranh, cải thiện sự ổn định của kỹ thuật là một trong những yếu tố thuyết phục Chính phủ các nước, làm tăng thêm niềm tin và sự phục hồi của thị trường năng lượng (Phương Thu 2020)

Ben Backwell Giám đốc Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu cho rằng, Việt Nam là nước có tiềm năng cao ở khu vực ĐNA để trở thành thị trường năng lượng điện gió cả trên bờ và ngoài khơi. Theo ông, gió là công nghệ sạch, cạnh tranh trong thế kỷ XXI, có thể đại diện cho lựa chọn thay thế nhanh chóng nguồn nguyên liệu hóa thạch.Tuy nhiên có 3 vấn đề cần được quan tâm giải quyết đó là  ổn định chính sách dài hạn, kết nối lưới điện thông minh và hợp đồng mua bán điện.

Thay cho lời kết

Tiềm năng phát triển điện gió của Việt Nam rất lớn, nhưng có ít dự án cụ thể trong khi nhiều nhà đầu tư quốc tế đang quan tâm đến việc tham gia vào lĩnh vực này.

Đi lên từ một nước nghèo, trình độ phát triển đang còn hạn chế, song đến nay số lớn các dự án năng lượng tái tạo đưa ra đều là những dự án lớn, ở tầm cỡ hàng đầu thế giới. Thực tế diễn ra, cũng đặt ra những vấn đề để các nhà hoạch định chính sách cân nhắc xem xét để điều chỉnh, có chính sách phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với trình độ phát triển phổ cập trong những vùng sản xuất còn phân tán hiện nay./.

Tài liệu tham khảo

IEA (2019)  Offshore Wind Outlook 2019

World Energy Outlook special report Technology report — November 2019

Enterprize Energy (2020) Introdution of Thang long wind Project  WWW. Thăng longwwind.com

CIP (2020)  Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn tại Bình Thuận-

Thông cáo Báo chí của ĐSQ Đan Mạch tại Viêt Nam Hà Nội 23 tháng 7 năm 2020

Minh Hoàng (2020) Phát triển nguồn năng lượng tái tạo và truyền thống nhen nhóm xung đột lợi ích  Báo đầu tư số 88 22 tháng 7 năm 2020

Phương Thu (2020)  Năng lượng tái tạo hấp dẫn nhà đầu tư   Báo Đầu tư ngày 22 tháng 7

Tác giả: Lê Thành Ý