Vào ngày 20/12 vừa qua, tại khách sạn Cửu Long, thành phố Cần Thơ, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) đã tổ chức thành công hội thảo tham vấn kết quả nghiên cứu: “Phân tích chi phí, lợi ích kịch bản năng lượng dưới góc nhìn của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam".
Bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh
Hội thảo có sự tham gia của hơn 70 đại biểu trực thuộc các sở ban ngành đến từ 11 tỉnh trực thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, các chuyên gia, nhà khoa học, các trường đại học, các cơ quan truyền thông. Chương trình đã mở ra nhiều thông tin, đánh giá quan trọng về chi phí, lợi ích cũng như các tác động từ các kịch bản năng lượng liên quan đến các khía cạnh kinh tế, không khí, sức khỏe, sinh thái và việc làm cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2050.
Hình ảnh tổng quan hội thảo
Nghiên cứu do GreenID cùng nhóm chuyên gia thực hiện trong năm 2019, ba kịch bản nguồn điện theo hướng tối ưu hóa các nguồn năng lượng bền vững đã được mô hình hóa gồm:
Ông Hồ Quốc Bằng - Chuyên gia ô nhiễm không khí
Để phân tích các tác động và hiệu quả đầu ra của từng kịch bản, nhóm nghiên cứu dự án đã triển khai nhiều hoạt động như thu thập dữ liệu, khảo sát thu thập thông tin, đánh giá chuyên sâu để đưa ra những số liệu minh bạch và đáng tin cậy. Nghiên cứu sử dụng phương pháp luận xác định cơ cấu nguồn theo hướng tối ưu cực tiểu chi phí, mô phỏng hệ thống điện của toàn Việt Nam chia thành hai hệ thống con: Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực còn lại được liên kết với nhau thông qua lưới truyền tải.
Trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu đã trao đổi và thảo luận sôi nổi về các kịch bản nguồn phát điện đặc biệt các tác động đến kinh tế và môi trường. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng đưa ra những ý kiến góp ý để hoàn thiện và bổ sung cho báo cáo nghiên cứu về công nghệ năng lượng tái tạo, các tác động về việc làm liên quan,…
Các đại biểu phát biểu tại hội thảo
Đại biểu đến từ một số tỉnh như Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng, đã chủ động đưa ra quan điểm thảo luận hiện trạng xây dựng các nhà máy điện trên địa bàn tỉnh hiện đã trong quy hoạch vài năm gần đây nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành xây dựng vận hành do có nhiều nguyên nhân liên quan đến vốn, các tác động. Do vậy, đại biểu đưa ra đề xuất nên xem xét và tính toán kỹ lưỡng các phương án nguồn phát điện được đưa ra trong kịch bản để đảm bảo khả thi trong thực tiễn. Ông Phạm Sinh Thành – Đại diện Cục kĩ thuật An toàn và Môi trường Công Nghiệp, Bộ Công Thương chia sẻ: “Muốn vận dụng thành công các kịch bản năng lượng vào thực tiễn, các nhà vận động chính sách cần có những góc nhìn chiến lược trong từng bài toán năng lượng, từ khâu xây dựng, tổ chức, vận hành cho đến các giải pháp dự phòng cho những tình huống rủi ro không mong muốn”.
Tại hội thảo, các chuyên gia nghiên cứu cũng đã giải đáp các câu hỏi, thắc mắc đến từ các đại biểu tham dự và tiếp thu ý kiến góp ý để hoàn thiện báo cáo.
Kết quả nghiên cứu sẽ sớm được hoàn thiện và công bố trong thời gian gần nhất.