Lời kêu gọi của những nhà khoa học đoạt giải Nobel gửi tới các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu: Ngừng mở rộng nhiên liệu hóa thạch.
Với tư cách là những người đoạt giải Nobel về hòa bình, văn học, y học, vật lý, hóa học và khoa học kinh tế, và cũng như rất nhiều người dân trên toàn thế giới, chúng tôi trăn trở rất nhiều về vấn đề đạo đức lớn của thời đại chúng ta: khủng hoảng khí hậu và sự tàn phá của thiên nhiên.
Biến đổi khí hậu đang đe dọa hàng trăm triệu sinh mạng và sinh kế của người dân trên khắp các châu lục và đang khiến hàng nghìn loài sinh vật gặp nguy hiểm. Cho đến nay, hoạt động đốt các nhiên liệu hóa thạch - than, dầu và khí đốt - là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu.
Hôm nay, nhân Ngày Trái đất năm 2021 và Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu, do Tổng thống Biden chủ trì, chúng tôi kêu gọi các vị lãnh đạo hành động ngay bây giờ để tránh thảm họa khí hậu bằng cách ngừng mở rộng dầu, khí đốt và than đá.
Chúng tôi rất vui mừng khi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ thừa nhận trong Sắc lệnh rằng “Cùng nhau, chúng ta phải hành động theo khoa học và kịp thời”. Thật vậy, hành động kịp thời yêu cầu phải ứng phó ngay để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu hiện tại. Chúng ta đều biết rõ di sản để lại cho tương lai sẽ phụ thuộc vào hành động lúc này.
Trong chặng đường dài đã qua, chính sách của các quốc gia vẫn thường đi sau yêu cầu của khoa học và những mong muốn ngày càng cấp bách của người dân: cần phải có hành động khẩn cấp để ngừng mở rộng sản xuất nhiên liệu hóa thạch; loại bỏ dần sản xuất hiện tại; và đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân gây ra gần 80% lượng khí thải CO2 kể từ cuộc cách mạng công nghiệp. Không chỉ là nguồn phát thải hàng đầu, quá trình chiết xuất, tinh chế, vận chuyển và đốt nhiên liệu hóa thạch còn gây ra ô nhiễm cục bộ cùng các chi phí môi trường và sức khỏe. Những chi phí này đang là gánh nặng đối với người dân địa phương và các cộng đồng yếu thế. Các hoạt động công nghiệp tồi tệ đã dẫn đến vi phạm nhân quyền và hệ thống nhiên liệu hóa thạch đã khiến hàng tỷ người trên toàn cầu không có đủ năng lượng để sống một cuộc sống yên ổn.
Đối với cả con người và hành tinh, tiếp tục hỗ trợ để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thông qua Công ước của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Thỏa thuận Paris là vô cùng cấp bách. Việc không thực hiện mục tiêu giới hạn nhiệt độ tăng 1,5 °C của Thỏa thuận Paris có nguy cơ đẩy hiện tượng nóng lên toàn cầu tới mức không thể cứu vãn được nữa.
Thế nhưng, Hiệp định Paris không đề cập đến dầu, khí đốt hoặc than đá. Trong khi đó, ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch tiếp tục lên kế hoạch cho các dự án mới. Các ngân hàng tiếp tục tài trợ cho các dự án mới. Theo báo cáo gần đây nhất của Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc, đến năm 2030 sẽ sản xuất thêm 120% than, dầu và khí đốt so với mức giới hạn nhiệt độ 1,5 °C. Các nỗ lực nhằm đáp ứng Thỏa thuận Paris và giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ bị cản trở nếu nguồn cung tiếp tục gia tăng.
Giải pháp đã rất rõ: nhiên liệu hóa thạch phải được giữ trong lòng đất.
Các nhà lãnh đạo, chứ không phải ngành công nghiệp, là những người có quyền lực và trách nhiệm đạo đức để thực hiện những hành động quyết liệt giải quyết cuộc khủng hoảng này. Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cùng làm việc trên tinh thần hợp tác quốc tế để:
Nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu. Vì vậy, thật vô lý nếu tiếp tục cho phép mở rộng ngành công nghiệp này. Hệ thống nhiên liệu hóa thạch có quy mô toàn cầu và đòi hỏi một giải pháp toàn cầu - một giải pháp mà Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu phải hướng tới. Và bước đầu tiên là cần giữ nhiên liệu hóa thạch trong lòng đất.
Ký tên:
His Holiness the 14th Dalai Lama, Nobel Peace Prize, 1989
Jody Williams, International Campaign to Ban Landmines, Nobel Peace Prize, 1997
Juan Manuel Santos, Former President of Colombia, Nobel Peace Prize, 2016
Tawakkol Karman, Women Journalists Without Chains, Nobel Peace Prize, 2011
Mairead Corrigan-Maguire, Northern Ireland Peace Movement, Nobel Peace Prize, 1976
Adolfo Pérez Esquivel, Argentinian Human rights leader, Nobel Peace Prize, 1980
Rigoberta Menchú Tum, K’iche’ Guatemalan human rights activist, Nobel Peace Prize, 1992
José Manuel Ramos-Horta, Former President of East Timor, Nobel Peace Prize, 1996
Carlos Filipe Ximenes Belo, East Timorese Roman Catholic Bishop, Nobel Peace Prize, 1996
Shirin Ebadi, Iran's first female judge, Nobel Peace Prize, 2003
Leymah Roberta Gbowee, Women of Liberia Mass Action for Peace, Nobel Peace Prize, 2011
Kailash Satyarthi, Bachpan Bachao Andolan, Nobel Peace Prize, 2014
Denis Mukwege, Founder, Panzi Hospital, Bukavu, Nobel Peace Prize, 2018
Muhammad Yunus, Founder of Grameen Bank, Nobel Peace Prize, 2006
Paul Berg, Nobel Prize in Chemistry, 1980
Thomas R. Cech, Nobel Prize in Chemistry, 1989
Martin Chalfie, Nobel Prize in Chemistry, 2008
Aaron Ciechanover, Nobel Prize in Chemistry, 2004
Richard R. Ernst, Nobel Prize in Chemistry, 1991
Joachim Frank, Nobel Prize in Chemistry, 2017
Walter Gilbert, Nobel Prize in Chemistry, 1980
Richard Henderson, Nobel Prize in Chemistry, 2017
Dudley R. Herschbach, Nobel Prize in Chemistry, 1986
Avram Hershko, Nobel Prize in Chemistry, 2004
Roald Hoffmann, Nobel Prize in Chemistry, 1981
Brian K. Kobilka, Nobel Prize in Chemistry, 2012
Roger D. Kornberg, Nobel Prize in Chemistry, 2006
Yuan T. Lee, Nobel Prize in Chemistry, 1986
Robert J. Lefkowitz, Nobel Prize in Chemistry, 2012
Michael Levitt, Nobel Prize in Chemistry, 2013
Rudolph A. Marcus, Nobel Prize in Chemistry, 1992
Hartmut Michel, Nobel Prize in Chemistry, 1988
George P. Smith, Nobel Prize in Chemistry, 2018
Sir James Fraser Stoddart, Nobel Prize in Chemistry, 2016
Frances H. Arnold, Nobel Prize in Chemistry, 2018
Johann Deisenhofer, Nobel Prize in Chemistry, 1988
Roderick MacKinnon, Nobel Prize in Chemistry, 2003
William E. Moerner, Nobel Prize in Chemistry, 2014
Richard R. Schrock, Nobel Prize in Chemistry, 2005
Sir John E. Walker, Nobel Prize in Chemistry, 1997
Kurt Wüthrich, Nobel Prize in Chemistry, 2002
Oliver Hart, Nobel Prize in Economic Sciences, 2016
Eric S. Maskin, Nobel Prize in Economic Sciences, 2007
Edmund S. Phelps, Nobel Prize in Economic Sciences, 2006
Robert F. Engle III, Nobel Prize in Economic Sciences, 2003
Paul R. Milgrom, Nobel Prize in Economic Sciences, 2020
Christopher A. Pissarides, Nobel Prize in Economic Sciences, 2010
Wole Soyinka, Nobel Prize in Economic Sciences, 1986
Elfriede Jelinek, Nobel Prize in Literature, 2005
Harvey J. Alter, Nobel Prize in Physiology or Medicine, 2020
Elizabeth H. Blackburn, Nobel Prize in Physiology or Medicine, 2009
Mario R. Capecchi, Nobel Prize in Physiology or Medicine, 2007
Peter C. Doherty, Nobel Prize in Physiology or Medicine, 1996
Andrew Z. Fire, Nobel Prize in Physiology or Medicine, 2006
Carol W. Greider, Nobel Prize in Physiology or Medicine, 2009
Jeffrey Connor Hall, Nobel Prize in Physiology or Medicine, 2017
Leland H. Hartwell, Nobel Prize in Physiology or Medicine, 2001
Tim Hunt, Nobel Prize in Physiology or Medicine, 2001
Louis J. Ignarro, Nobel Prize in Physiology or Medicine, 1998
Sir Richard J. Roberts, Nobel Prize in Physiology or Medicine, 1993 Gregg L. Semenza, Nobel Prize in Physiology or Medicine, 2019
Thomas C. Sudhof, Nobel Prize in Physiology or Medicine, 2013
Jack W. Szostak, Nobel Prize in Physiology or Medicine, 2009
J. Robin Warren, Nobel Prize in Physiology or Medicine, 2005
Torsten N. Wiesel, Nobel Prize in Physics, 1981
William C. Campbell, Nobel Prize in Physics, 2015
Harald zur Hausen, Nobel Prize in Physics, 2008
H. Robert Horvitz, Nobel Prize in Physics, 2002
William G. Kaelin Jr., Nobel Prize in Physics, 2019
Eric R. Kandel, Nobel Prize in Physics, 2000
Edvard Moser, Nobel Prize in Physics, 2014
May-Britt Moser, Nobel Prize in Physics, 2014
John O'Keefe, Nobel Prize in Physics, 2014
Yoshinori Ohsumi, Nobel Prize in Physics, 2016
Charles M. Rice, Nobel Prize in Physics, 2020
Hamilton O. Smith, Nobel Prize in Physics, 1978
Susumu Tonegawa, Nobel Prize in Physics, 1987
Harold E. Varmus, Nobel Prize in Physics, 1989
Michael W. Young, Nobel Prize in Physics, 2017
Serge Haroche, Nobel Prize in Physics, 2012
J. Michael Kosterlitz, Nobel Prize in Physics, 2016
Anthony J. Leggett, Nobel Prize in Physics, 2013
Shuji Nakamura, Nobel Prize in Physics, 2014
H. David Politzer, Nobel Prize in Physics, 2004
Rainer Weiss, Nobel Prize in Physics, 2017
Robert Woodrow Wilson, Nobel Prize in Physics, 1978
David J. Wineland, Nobel Prize in Physics, 2012
Hiroshi Amano, Nobel Prize in Physics, 2014
Barry Clark Barish, Nobel Prize in Physics, 2017
Jerome I. Friedman, Nobel Prize in Physics, 1990
Sheldon Glashow, Nobel Prize in Physics, 1979
Brian D. Josephson, Nobel Prize in Physics, 1973
Takaaki Kajita, Nobel Prize in Physics, 2015
Wolfgang Ketterle, Nobel Prize in Physics, 2001
John C. Mather, Nobel Prize in Physics, 2006
Michel Mayor, Nobel Prize in Physics, 2019
Arthur B. McDonald, Nobel Prize in Physics, 2015
Arno Penzias, Nobel Prize in Physics, 1978
Horst L. Stormer, Nobel Prize in Physics, 1998
Joseph H. Taylor Jr., Nobel Prize in Physics, 1993
Carl E. Wieman, Nobel Prize in Physics, 2001