Việc ngân hàng OCBC rút vốn đầu tư với nhà máy điện than Vũng Áng 2 (công suất 1.200 MW) tại Việt Nam được các nhà hoạt động môi trường đánh giá cao, họ nói rằng không giống với các ngân hàng khác đã tuyên bố ngừng tài trợ đóng góp lớn nhất cho phát thải khí nhà kính, OCBC “nói được làm được”.
Tập đoàn ngân hàng nước ngoài Trung Quốc (OCBC), ngân hàng lớn thứ hai Đông Nam Á, đã chấm dứt tài trợ cho dự án than cuối cùng mà họ tham gia, Eco-Business cho hay.
Việc rút vốn đầu tư khỏi nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng 2 tại Việt Nam đánh dấu một bước tiến lớn về mặt tư duy chiến lược của đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính trụ sở tại Singapore này. Đơn vị mà được xác định là công ty lớn nhất ủng hộ các dự án than Đông Nam Á những năm gần đây vào tháng 1 năm 2018 vừa qua.
Các nguồn hỗ trợ cho dự án Vũng Áng 2 dừng lại đồng nghĩa với sự xác nhận rằng ngân hàng đã chấm dứt việc hỗ trợ than đá trong giai đoạn đầu, khi mà các cuộc thảo luận đang được tiến hành nhằm tạo lập nên nền móng tài chính vững chắc.
Vào tháng Tư, giám đốc điều hành của OCBC Samuel Tsien tuyên bố sẽ rút khỏi nguồn đầu tư tài chính cho các dự án than mới, nhưng ngân hàng vẫn có hai dự án đang hoạt động. Sau khi dự án Văn Phong 1 tại Việt Nam đóng vào tháng 8, OCBC chỉ còn đầu tư vào Vũng Áng 2.
“Quyết định của OCBCs rút tài trợ cho Vũng Áng 2, một trong những dự án nhiệt điện than gây tranh cãi nhất ở châu Á, cho thấy ý nghĩa thực sự của việc thực thi chính sách than và tuân thủ nó”, Julien Vincent - người đứng đầu tổ chức phi chính phủ Lực lượng thị trường và là người đã và đang vận động để các ngân hàng từ bỏ than đá ở Đông Nam Á khẳng định.
“Trong khi OCBC đang từng bước biến lời nói thành hành động thì những ngân hàng khác như Ngân hàng DBS và Ngân hàng Standard Chartered, mặc dù đã hứa sẽ ngừng tài trợ than nhưng vẫn tiếp tục đầu tư và tham gia vào các dự án than mới, tạo ra một sự nhạo báng trong chính những chính sách mà họ đưa ra”, ông nói.
DBS trụ sở tại Singapore tuyên bố sẽ từ bỏ dự án về than sau OCBC 2 ngày, nhưng họ vẫn tiếp tục hỗ trợ những dự án than như Vũng Áng 2 và tuyên bố sẽ dừng hỗ trợ dự án than vào năm 2021, khi các thỏa thuận hiện tại đã hoàn tất.
Standard Chartered trụ sở tại Vương quốc Anh cho biết họ sẽ ngừng tài trợ cho các dự án than mới vào tháng 9 năm ngoái và rút đầu tư tài chính cho nhà máy nhiệt điện than Nghi Sơn 2 tại Việt Nam năm tháng trước đó. Nhưng ngân hàng vẫn tham gia vào Vũng Áng 2 và cả dự án Vĩnh Tân 3 có công suất 1.980MW tại Việt Nam, theo nguồn dữ liệu từ tổ chức Lực lượng thị trường.
Trong một cuộc phỏng vấn với Eco-Business hồi tháng 4, Maarten Biermans, người đứng đầu phòng thị trường vốn bền vững, ngân hàng Rabobank của Hà Lan, đã chỉ ra rằng các ngân hàng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chống lại việc tài trợ than khi ngày càng nhiều ngân hàng rút vốn khỏi than. Đặc biệt, có thể thấy rõ nguy cơ mắc kẹt tài sản và thiệt hại danh tiếng ngày càng tăng mà tài chính than gây ra cho tên tuổi của ngân hàng.
“Nhà đầu tư cuối cùng rời khỏi ngành kinh doanh than sẽ có chi phí cơ hội cao nhất”, ông nói. “Các nguồn vốn (cho than) đang ngày càng ít đi khi nhiều ngân hàng thoái vốn, có nghĩa là chi phí vốn sẽ tăng. Vì vậy, các ngân hàng ở lại trò chơi đó lâu nhất sẽ thu về nhiều lợi nhuận nhất và thu nhập đó sẽ càng tăng lên khi càng nhiều ngân hàng bỏ than.”
Số lượng các nhà máy nhiệt điện than mới hoàn thành đã giảm 20% trong năm ngoái với hơn 100 tổ chức tài chính trên toàn thế giới đã bỏ nhiên liệu hóa thạch. Việc sử dụng loại hình nhiên liệu này là tác nhân lớn nhất gây ra khí thải nhà kính.