8:30 AM
Theo nghiên cứu mới bởi Unicef, 300 triệu trẻ em trên thế giới sống tại các khu vực với không khí bị ô nhiễm cực cao, nơi những khói độc nhiều gấp 6 lần quy định thế giới.
Nghiên cứu, sử dụng dữ liệu vệ tinh, là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới có số liệu đo lường mức độ phơi nhiễm và chỉ ra rằng gần 90% trẻ em trên thế giới – 2 tỷ trẻ em – sống tại các khu vực nơi ô nhiễm không khí bên ngoài vượt quá mức giới hạn của Tổ chức Y tế thế giới WHO.
Unicef đã cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí toàn cầu đã góp phần gây nên cái chết của 600000 trẻ em mỗi năm – nhiều hơn số trẻ em chết do sốt xuất huyết và HIV/Aids cộng lại. Trẻ em dễ bị tổn thương bởi ô nhiễm không khí hơn nhiều, nhất là về những tổn thương sức khỏe kéo dài và sự phát triển não bộ trẻ em, Unicef đã cảnh báo và thúc giục các quốc gia tham gia hội nghị thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu vào tháng tới để giảm nhanh mức độ đốt nguyên liệu hóa thạch.
Giám đốc điều hành của Unicef – Anthony Lake nói “Tầm quan trọng của những nguy hại do ô nhiễm không khí là rất lớn. Không một xã hội nào có thể đủ năng lực để phớt lờ ô nhiễm không khí. Chúng ta bảo vệ trẻ em khi chúng ta bảo vệ chất lượng không khí của mình. Cả hai đều là trung tâm cho tương lai của chúng ta."
Ô nhiễm không khí là nguy cơ gây hại cho sức khỏe lớn nhất trên thế giới, theo WHO, và hiện tình hình đang tệ dần, với các mức độ không khí độc hại tăng lên 8% trong vòng 5 năm qua. Hơn 3 triệu người mỗi năm qua đời do ô nhiễm không khí bên ngoài – trung bình 6 người mỗi phút – và con số này sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2050 do những thành phố phát triển nhanh được mở rộng. Ô nhiễm không khí trong nhà, chủ yếu từ bếp đốt gỗ hoặc phân, gây ra 3 triệu cái chết một năm.
Báo cáo của Unicef cho biết, trẻ em đặc biệt có nguy cơ bởi chúng thở nhanh hơn người trưởng thành và các lớp tế bào trong phổi chúng cũng dễ để các chất ô nhiễm thấm qua hơn. Các chất bé tí có thể đi dọc qua hàng rào máu – não, ở trẻ em hệ thống này ít chống thấm hơn, vĩnh viễn gây nguy hại đến phát triển nhận thức và tương lai của chúng. Thậm chí cả những đứa trẻ chưa được chào đời cũng bị ảnh hưởng, vì các chất ô nhiễm bị phụ nữ mang thai hít vào có thể đi qua hàng rào dạ con, gây nguy hiểm cho bào thai.
Giáo sư Jos Lelieveld tại Viện Max Planck tại Mainz, Đức, đã nói trong bản báo cáo xuất sắc của mình :” Ô nhiễm không khí là một vấn đề tiêu biểu tại các quốc gia đang phát triển, nơi các trẻ em có ít trang bị chống lại ô nhiễm do vấn đề dinh dưỡng nghèo nàn và nơi y tế còn thiếu thốn.”
Nghiên cứu của Unicef bao gồm cả những dữ liệu về các thành tố gây ô nhiễm từ một dải vệ tinh với trạm điều khiển ở mặt đất để đo số trẻ em ở các khu vực bị ô nhiễm. Trong 300 triệu trẻ em phươi nhiễm với các mức độ ô nhiễm cáo hơn gấp 6 lần so với giới hạn của WHO, 220 triệu trẻ em đang sống ở nam Á, nơi có Ấn Độ - đất nước của rất nhiều thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
70 triệu trẻ em khác đang sống với bầu không khí cực độc tại đông Á, chủ yếu tại Trung QUốc. Nhưng nhiều trẻ em bị phơi nhiễm với ô nhiễm không khí cao hơn giới hạn của WHO tại Châu Phi – 520 triệu – so với đông Á.
Khủng hoảng ô nhiễm không khí tệ nhất tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi 98% thành phố không đạt yêu cầu của WHO, nhưng hơn nửa số thành phố tại các quốc gia giàu có cũng thất bại trong việc đạt yêu cầu trên. Tại Châu Âu, 120 triệu trẻ em sống tại các khu vực nưi ô nhiễm không khí bên ngoài vượt qua ngưỡng giới hạn quốc tếm và 20 triệu trẻ em chịu đựng ô nhiễm không khí cao gấp đôi giới hạn.
Tiến sỹ Penny Woods, giám đốc điều hành của Quỹ Phổi Anh Quốc, đã phát biểu: “Tại Anh Quốc, chúng ta biết rằng sức khỏe trẻ em đang bị đặt trong nguy cơ nguy hiểm hằng ngày bởi các mức độ ô nhiễm không an toàn tại rất nhiều thị trấn và thành phố. Ít nhất 3000 trường học đặt ở nơi có mức độ ô nhiễm vượt quá pháp luật quy định. Tuy nhiên chỉ rất ít trường học có thiết bị giám sát xung quanh. Giờ là thời điểm cho chính phủ thi hành một bộ lutaaj không khí sạch mới để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường thời hiện đại này và bảo vệ sức khỏe của tất cả chúng ta.”
Ở báo cáo, Unicef khuyến khích tất cả các quốc gia giảm thiểu ô nhiễm không khí bang cách giảm đốt nguyên liệu hóa thạch tại các nhà máy điện và phương tiện giao thông, đồng thời cũng giúp giải quyết biến đổi khí hậu. Việc nhân đôi lợi ích này đã dẫn đến các hành động quan trọng ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Giải quyết ô nhiễm không khí cũng giúp tiết kiệm chi phí: Ngân hàng Thế giới tính được số tiền mất cho ô nhiễm không khí nhiều hơn 5 nghìn tỷ $ một năm.
Unicef cũng gợi ý giảm tối đa phơi nhiễm của trẻ em với ô nhiễm bằng cách đảm bảo nguồn ô nhiễm như các con đường đông đúc và các nhà máy không bị đặt gần những trường học và sân chơi và bằng cách phổ biến các bếp đun sạch hơn.
Dịch: Hà Diệp
Nguồn: TheGuardian