Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Thông cáo báo chí: Xếp hạng mới nhất về mức độ ô nhiễm không khí của các thành phố trên thế giới - từ cao nhất đến thấp nhất

  |   Viết bởi :

Jakarta, Indonesia, ngày 5 tháng 3 năm 2019 - Ô nhiễm không khí ước tính sẽ gây ra khoảng bảy triệu ca tử vong sớm trên toàn cầu trong năm ...

Jakarta, Indonesia, ngày 5 tháng 3 năm 2019 - Ô nhiễm không khí ước tính sẽ gây ra khoảng bảy triệu ca tử vong sớm trên toàn cầu trong năm tới, cùng với thiệt hại kinh tế gần 225 tỷ USD. [1] [2] IQAir AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á đưa ra dữ liệu mới nhất về tình trạng ô nhiễm bụi (PM2.5) trong Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu 2018 và Bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Báo cáo nhấn mạnh sự phát tán rộng rãi nhưng không đồng đều của ô nhiễm bụi PM2.5 và các hạn chế trong tiếp cận thông tin của công chúng. [3] [4] [5]

Giám đốc điều hành của Greenpeace Đông Nam Á, Yeb Sano, cho biết:
“Ô nhiễm không khí đang lấy đi sinh kế và tương lai của chúng ta, nhưng chúng ta có thể thay đổi điều đó. Ngoài cuộc sống của con người bị mất đi, ước tính thế giới còn thiệt hại 225 tỷ đô la về sức lao động, và hàng nghìn tỷ cho chi phí y tế. Điều này có tác động rất lớn đến sức khỏe và túi tiền của chúng ta. Chúng tôi mong muốn báo cáo này sẽ tác động tới suy nghĩ của mọi người về bầu không khí chúng ta hít thở, bởi vì khi chúng ta hiểu được ảnh hưởng của chất lượng không khí đến cuộc sống của mình, chúng ta sẽ hành động để bảo vệ những gì quan trọng nhất.


Frank Hammes, Giám đốc điều hành IQAir, cho biết: “Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu năm 2018 dựa trên việc rà soát, tổng hợp và xác thực dữ liệu từ hàng chục ngàn trạm quan trắc chất lượng không khí trên toàn thế giới. Giờ đây, mọi người có điện thoại di động đều có thể truy cập miễn phí vào dữ liệu này thông qua nền tảng AirVisual. Điều này cũng đã tạo ra nhu cầu theo dõi chất lượng không khí ở các thành phố hoặc khu vực không có dữ liệu công khai. Các cộng đồng và tổ chức từ California đến Kabul đang đóng góp vào nỗ lực của chính phủ thông qua mạng lưới theo dõi chất lượng không cầm tay của riêng họ và cho phép mọi người truy cập vào thông tin phản ánh sát với địa phương hơn”.

Kết quả từ báo cáo bao gồm:

  • Nam Á: trong số 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, có 18 thành phố ở Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. Xếp hạng này bao gồm dữ liệu chưa từng công bố trước đây của hệ thống theo dõi cảm biến công cộng đầu tiên của Pakistan. [6]
  • Đông Nam Á: Jakarta và Hà Nội là hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á. Khi chất lượng không khí của Bắc Kinh đang ngày càng tốt hơn, Jakarta có nguy cơ sớm vượt qua thủ đô vốn nổi tiếng về ô nhiễm của Trung Quốc.
  • Trung Quốc: nồng độ bụi trung bình tại các thành phố ở Trung Quốc đã giảm 12% từ năm 2017 đến 2018. Bắc Kinh hiện xếp hạng là thành phố ô nhiễm thứ 122 trên thế giới năm 2018.
  • Tây Balkan: 10 thành phố ở Tây Balkan - Bosnia Herzegovina, Macedonia và Kosovo - và bốn thành phố ở Thổ Nhĩ Kỳ có nồng độ PM2.5 ở mức lớn hơn gấp 3 lần so với hướng dẫn của WHO. 8 thành phố ở Balkan nằm trong số 10% thành phố ô nhiễm nhất thế giới, trong số tất cả các thành phố có dữ liệu.
  • Hoa Kỳ và Canada: Mặc dù chất lượng không khí trung bình rất tốt khi so sánh toàn cầu, tuy nhiên các vụ cháy rừng lịch sử đã tác động mạnh mẽ đến chất lượng không khí vào tháng 8 và tháng 11, với 5 trên 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới trong tháng 8 được ghi nhận ở Bắc Mỹ.
  • Những khu vực đông dân, bao gồm lục địa châu Phi và Nam Mỹ, không có đầy đủ cơ sở hạ tầng đo chất lượng không khí.

Biến đổi khí hậu đang làm cho tác động của ô nhiễm không khí trở nên tồi tệ hơn thông qua thay đổi điều kiện khí quyển và khuếch đại các đám cháy rừng. [7] Ngoài ra, tác nhân chính của biến đổi khí hậu - đốt nhiên liệu hóa thạch - cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trên toàn cầu. [8] Do đó, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu cũng sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng không khí của chúng ta.

“Chính quyền địa phương và trung ương có thể giúp giải quyết các tác động của ô nhiễm không khí bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng báo cáo và giám sát đầy đủ. Đốt nhiên liệu hóa thạch - than, dầu và khí đốt được xác định là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí phổ biến trên toàn cầu. Tình trạng này trở nên tồi tệ hơn bởi vấn nạn chặt phá rừng. Chúng tôi muốn các nhà lãnh đạo suy nghĩ một cách nghiêm túc về vấn đề sức khỏe và khí hậu bằng việc xem xét sự chuyển dịch công bằng thoát khỏi khỏi nhiên liệu hóa thạch, đồng thời cho chúng ta biết rõ mức độ chất lượng không khí để có thể thực hiện các bước giải quyết khủng hoảng sức khỏe và khí hậu này”, ông Sano bổ sung thêm.

HẾT

Ghi chú:

[1] https://www.who.int/news-room/detail/02-05-2018-9-out-of-10-people-worldwide-breathe-polluted-air-but-more-countries-are-taking-action

[2]  http://www.worldbank.org/en/news/press-release/2016/09/08/air-pollution-deaths-cost-global-economy-225-billion

[3] Dữ liệu được thu thập và biên soạn bởi IQAir AirVisual.

[4] Kết quả xếp hạng chất lượng không khí mang tính chất chỉ báo, không mang tính chất tuyệt đối

[5] Trong khi các tác động sức khỏe toàn cầu của ô nhiễm không khí bị chi phối bởi bụi PM2.5, còn có những chất gây ô nhiễm không khí khác như các hạt siêu mịn, nitơ dioxide và ozone gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe. Chỉ nhìn vào nồng độ bụi PM2.5 sẽ không đưa ra một bức tranh hoàn chỉnh về chất lượng không khí và rủi ro sức khỏe ở một số vùng có nồng độ PM2.5 tương đối thấp.

[6] https://www.airvisual.com/air-pollution-information/blog/revealing-the-invisible-airvisual-community-activism-ignites-action-to-fight-smog-in-pakistan

[7] Daniel J. Jacob, Darrell A. Winner, Effect of climate change on air quality, Atmospheric Environment, Volume 43, Issue 1, 2009, Pages 51-63, ISSN 1352-2310

[8] Thông tin của WHO về mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu tại đây.

Bản tóm tắt báo cáo Tiếng Anh

Bản tóm tắt báo cáo Tiếng Việt

Tham khảo báo cáo đầy đủ tại đây


Mọi thông tin xin liên hệ:
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Tata Mustasya, Điều phối Chương trình Năng lượng và Khí hậu của Greenpeace Đông Nam Á: tata.mustasya@greenpeace.org +62 812 9626997

Nandikesh Sivalingam, Giám đốc Chương trình, Greenpeace Đông Á:  nandikesh.sivalingam@greenpeace.org +919686450785

Khu vực Châu Âu

Lauri Myllyvirta, Chuyên gia Phân tích Cấp cao, Chương trình Ô nhiễm không khí Toàn cầu của Greenpeace:

lauri.myllyvirta@greenpeace.org +358 50 3625 981

Quốc tế

Phòng Báo chí Quốc tế của Greenpeace: pressdesk.int@greenpeace.org +31 (0) 20 718 2470 (làm việc 24/7)

Cập nhật các thông cáo báo chí quốc tế mới nhất của chúng tôi trên twitter: @greenpeacepress

IQAir AirVisual

Tiffany Allegretti, Giám đốc Quan hệ Công chúng, IQAir: press.int@iqair.com +1 562-903-7600 ext. 1129