Thư kiến nghị của Liên minh phòng chống các bệnh không lây nhiễm về Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) phiên bản 7 thảo luận tại kỳ hợp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
Kính gửi: |
|
|
|
Đồng kính gửi |
|
Kính thưa Bà Chủ tịch Quốc hội và toàn thể các đại biểu Quốc hội khóa XIV,
Kính thưa Ông Thủ tướng Chính phủ cùng các Ông, Bà Bộ trưởng các Bộ trực tiếp tham gia soạn thảo và góp ý cho Dự luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) phiên bản tháng 10/2020:
Liên minh Phòng chống các Bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN)[1], gửi thư này đề nghị xem xét ba tồn tại lớn trong nội dung bản dự thảo luật bảo vệ môi trường hiện Quốc hội đang thảo luận, và rất mong các kết luận cùng kiến nghị chúng tôi đưa ra nhận được sự quan tâm đặc biệt để đưa vào thực hiện kịp thời[2].
Ba tồn tại lớn đó là:
Bằng chứng cho đánh giá này được nêu trong Phụ lục 1.
Từ những bằng chứng và tồn tại nêu trên, chúng tôi đi đến 3 kết luận:
Từ ba tồn tại lớn, cùng các bằng chứng đi kèm trong các phụ lục 1, 2 và 3, và từ 3 kết luận trên, chúng tôi gửi tới Bà chủ tịch Quốc hội, các lãnh đạo có trách nhiệm liên quan tại các Ủy ban của Quốc hội và các Bộ của Chính phủ, cùng toàn thể các đại biểu Quốc hội khóa XIV dự kỳ họp thứ 10, ba kiến nghị dưới đây:
Mong Bà Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan liên quan, cùng toàn thể các Đại biểu Quốc hội khóa XIV dự kỳ họp lần thứ 10 quan tâm tới 3 kiến nghị của chúng tôi, vì một tương lai phát triển bền vững của đất nước, vì môi trường sống đảm bảo sức khoẻ người dân Việt Nam cùng các sinh thể động, thực vật cả hiện nay và trong tương lai .
Xin trân trọng cảm ơn !
----------------------------------------------------------------------------
PHỤ LỤC 1- VÌ SAO ĐÁNH GIÁ DỰ LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (SỬA ĐỔI) LÀ MẤT CƠ BẢN?
Dự luật Bảo vệ Môi trường (Sửa đổi) Phiên bản gửi Quốc hội khóa XIV kỳ họp 10 làm việc, được chúng tôi đánh giá trên cơ sở xem xét sự tuân thủ của Dự luật với “các thuật ngữ cơ bản” và “các nguyên lý trọng yếu phải đảm bảo” của một luật bảo vệ môi trường thế kỷ 21.
Kết quả đánh giá cho thấy, Dự luật này bị mất cơ bản, thể hiện ở hai nguyên nhân chính:
1. Nội dung Dự luật không được phát triển trên cơ sở nhận thức về mối quan hệ hữu cơ qua lại giữa môi trường & đời sống sinh thái của con người, động vật, thực vật và các sinh thể khác, cả trước mắt và lâu dài
-> Bằng chứng:
1.1. Thuật ngữ “môi trường” thiếu khuyết:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. (Mục 31, điều 3, chương 1)
1.2 Không có các thuật ngữ cơ bản làm nền tảng cho hiểu được yêu cầu hướng đến của luật làm cơ sở cho các đối tượng thực thi luật hiểu và chấp nhận tuân thủ.
Cả Bộ chủ quản soạn thảo và Ủy ban KHCNMT của Quốc hội thẩm định cuối cùng đã không dùng đến các thuật ngữ cơ bản trong khoa học phát triển môi trường bền vững (environmental sustainability), làm nền tảng cho (1) đo lường tác động ô nhiễm môi trường, (2) giám sát tiến trình thoái hóa môi sinh và (3) đánh giá các can thiệp bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu cao nhất của an toàn môi sinh cho con người và các hệ động, thực vật liên quan:
-> Điều 3, chương 1 không có các thuật ngữ cơ bản sau: “Môi trường sinh thái”, “hệ sinh thái”, “bảo tồn”, “động vật bản địa”, “thảm thực vật bản địa”, “sức khoẻ sinh thái”, “sức khoẻ môi trường”, “Một sức khoẻ”… thể hiện Dự luật không sử dụng đến các tiêu chí phản ánh các trạng thái/kết quả trên trong đánh giá chất lượng môi trường và tác động của dự án can thiệp tới môi trường đích.
2. Không tuân thủ hoặc sử dụng hời hợt, chắp vá các nguyên lý cơ bản một luật môi trường trong thế kỷ 21 phải đảm bảo
Có 9 nguyên lý cơ bản mà luật môi trường phát triển trong thế kỷ 21 phải tuân thủ trong giai đoạn thiết kế xây dựng Dự luật, thẩm định chất lượng Dự luật.
Dự án đã hoặc không thể hiện, hoặc thể hiện không rõ ràng, thiếu hệ thống, hời hợt trong toàn bộ dự luật.
2.1. Các nguyên lý không thể hiện trong chương 1 & xuyên suốt trong Dự luật gồm:
1- Cảnh giác an toàn làm đầu (the Precautionary principle)
2- Dự phòng xuyên suốt (prevention principles)
3- Lồng ghép, tích hợp, đồng bộ hóa (the integration principle)
4- Trách nhiệm xuyên biên giới (cross-border responsibility principle)
5- Phát triển bền vững (the environmental sustainability principle)
Cả 5 nguyên lý này hoàn toàn không được sử dụng theo đúng nghĩa là các nguyên lý trụ cột trong thiết kế dự luật, nên hoàn toàn không thể hiện ở chương 1- điều 4 (Nguyên tắc bảo vệ môi trường) và điều 5 (Chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường).
Riêng thuật ngữ “phát triển bền vững” chỉ được xuất hiện một lần ở chương XII, (hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường) ở điều 157, và thể hiện mờ nhạt như là một yếu tố bên ngoài du nhập: “Nhà nước khuyến khích việc chủ động hội nhập quốc tế về bảo vệ môi trường, tập trung vào các lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu…”. (trích mục 1- điều 157).
2.2 Các nguyên lý không được nhắc đến như là “nguyên lý, nguyên tắc”, mà được nhắc đến ở những vai trò và vị trí không rõ ràng, thiếu hệ thống, hời hợt:
6- Minh bạch và giải trình trách nhiệm (the accountability and transparency principle).
7- Người gây ô nhiễm phải bồi hoàn tổn hại môi trường (“the Polluter Pays” principle)
8- Sự tham gia của công chúng (the public participation principle)
9- Công bằng và sòng phẳng trách nhiệm của thế hệ trước với thế hệ sau ( equity and equality principle)
MỘT SỐ BẰNG CHỨNG:
Đơn cử Điều 63. “Bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế và kiểm soát tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người” mục 4, nêu như sau:
“Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế; kiểm tra, thanh tra, đánh giá và xử lý các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học trong môi trường liên quan đến bệnh tật; xây dựng và công bố giới hạn của các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học trong môi trường có tác động đến sức khỏe con người; quản lý, chia sẻ, trao đổi, công bố thông tin về các chất ô nhiễm và các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học trong môi trường có tác động đến sức khỏe con người”.
Nội dung mục 4 như trên là sự “lấn sân” của Bộ Tài nguyên và Môi trường trùm sang cả xác định “ảnh hưởng sức khoẻ” của các yếu tố môi trường, vốn là chức năng của Y tế dự phòng! Toàn bộ điều 63 đã thu hẹp vai trò của y tế dự phòng nói riêng và của ngành y nói chung, bị “xuống cấp” không còn là chủ thể “đầu tàu” đánh giá tác động của môi trường lên sức khoẻ cộng đồng, “bị hãm” trong “bảo vệ môi trường bệnh viện” mà thôi!
Nguyên lý này đã bị “làm yếu” một cách có chủ định. Không xây dựng thành một mục, hoặc tối thiểu, một điều riêng biệt, mà chỉ xem là một trong nhiều nội dung nêu trong Mục 2 (Bồi thường thiệt hại về môi trường), điều 131 (Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường và nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường).
Sự tham gia của cộng đồng, của dân chúng không được thể hiện đầy đủ, và bị hạn chế có chủ định. Từ việc thiếu định nghĩa thực hành của các khái niệm liên quan tới “cộng đồng” (cư dân, cộng đồng, tổ chức cộng đồng…), tới việc hạn chế hoạt động cả của các tổ chức xã hội chỉ giới hạn trong “tư vấn tham vấn hội viên” (trích Điều 160 mục 1a)
Nguyên lý này cũng không được xem là nguyên lý trụ cột, nên “bảo tồn” không được xem là một trong 4 nhóm hành động chiến lược của bảo vệ môi trường (trách nhiệm cho đời sau). Thiếu cả khái niệm “bảo tồn”, và giới hạn chiến lược “bảo tồn” chỉ với “di sản thiên nhiên”, và chỉ là một mục (mục 4) trong chương 2 (Bảo về các thành phần môi trường, di sản thiên nhiên), với 2 điều sơ sài (điều 20 và 21).
PHỤ LỤC 2- TẠI SAO ĐÁNH GIÁ DỰ LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (PHIÊN BẢN 10/2020) GẮN NỐI YẾU VỚI HỆ LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ
Bằng chứng: Chương 1, Điều 1&2:
Điều 1- Phạm vi điều chỉnh:
“Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trong hoạt động bảo vệ môi trường.
-> THIẾU: CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG/MÔI TRƯỜNG SINH THÁI/ MỘT SỨC KHOẺ, là những trụ cột cơ bản của các công ước quốc tế liên quan tới môi trường (xem danh sách các công ước quốc tế, các Luật quốc tế liên quan tới môi trường ở phần dưới).
Điều 2- Đối tượng áp dụng:
“Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, các đảo, các quần đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời.
-> CHƯA RÕ RÀNG: CÓ HAY KHÔNG ĐỐI TƯỢNG CÁ NHÂN, TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI/ TRỤ SỞ NƯỚC NGOÀI, NHƯNG CÓ DỰ ÁN KHAI THÁC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM, HOẶC GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LAN SANG VIỆT NAM, HOẶC XUẤT NGUỒN HÓA CHẤT CẤM, ĐỘC HẠI, RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP...SANG VIỆT NAM?
Xuyên suốt trong Dự luật:
Các công ước quốc tế liên quan tới bảo vệ môi trường đã không được sử dụng ở cấp chiến lược hoặc chỉ nhắc thoảng qua ở điều luật cụ thể, khiến không đảm bảo sự phù hợp của Dự luật tương thích với điều ước quốc tế về môi trường:
PHỤ LỤC 3- VÌ SAO ĐÁNH GIÁ NHÓM SOẠN THẢO VÀ THẨM ĐỊNH DỰ LUẬT CÓ CHỦ Ý TẠO DỰ LUẬT KHÓ HIỂU, TRÚC TRẮC, MẤT CÂN ĐỐI CẤU TRÚC, KHÔNG RÕ RÀNG, CHỒNG CHÉO QUYỀN, TRÁCH NHIỆM GIỮA CÁC CHỦ THỂ
3.1. Không làm rõ cấu trúc khung Luật thực chất gồm 4 nhóm biện pháp bảo vệ môi trường: (1) Xả thải và quản lý chất thải ra môi trường; (2) Đánh giá tác động; (3) Biện pháp kinh tế; (4) Biện pháp bảo tồn.
3.2. Mất cân đối giữa các nhóm biện pháp. Phần “bảo tồn” chỉ là một mục, 2 điều trong chương 2, thể hiện sự hời hợt, không công bằng, thiếu trách nhiệm với thế hệ sau; khó thực thi.
3.3. Vô hiệu hóa vai trò của y tế dự phòng, thu hẹp ngành y tế trong “khuôn viên bệnh viện”, “tư vấn” (xem Điều 63- Bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế và kiểm soát tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ). Thậm chí, mục 4 của điều này, quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường làm thay! à Đây là căn nguyên gốc, đã từng gây ra khó khăn cho ngành y tế trong phát triển chính sách phòng chống bệnh tật liên quan tới hành vi con người và môi trường sống. Ví dụ: Một số lãnh đạo các Bộ, Đại biểu Quốc hội từng phản bác Bộ Y tế một cách có hệ thống trong tiến trình phát triển và thông qua Luật “Phòng chống tác hại của rượu bia” để chống lại kết luận của Bộ Y tế, khuyến cáo khoa học của WHO là “Rượu không có lợi lợi cho sức khoẻ” dù ở bất cứ mức độ uống nào; hoặc trong chính sách liên quan tới dừng hoàn toàn sử dụng amiang trắng ở Việt Nam vào năm 2020, đã có hàng loạt văn bản của Bộ Xây dựng, Bộ Công thương… và cả Ủy ban Khoa học công nghệ của Quốc hội bảo vệ luận điểm “amiang trắng không gây bệnh… hoàn toàn có thể kiểm soát được” mà ngành công nghiệp amiang đã tạo ra nhằm bảo vệ lợi ích thương mại và chống lại các chiến lược bảo vệ sức khoẻ công cộng.
3.4. Dùng công thức “Bảo vệ môi trường phải…” tuân thủ theo các điều kiện khác. Trong khi, thực chất, các chủ thể khi đưa ra các chính sách hay thực hiện hoạt động ở các lĩnh vực khác, phải tuân thủ các quy định luật pháp bảo vệ môi trường để hướng đến làm tốt (không làm hại) tới môi trường. Minh chứng: Điều 4 (Nguyên tắc bảo vệ môi trường), các mục các mục 3, 4 và một phần của mục 5 đã viết theo công thức này như sau:
3.5. Cấu trúc xắp xếp thiếu logic, tùy tiện, gây khó khăn cho sự liên hệ logic của người đọc! Ví dụ:
Chương 1 (những quy định chung), Điều 3 (Giải thích từ ngữ) : Giữa thứ tự C, D lại nhảy vào K (13- Kỹ thuật hiện có tốt nhất!). chưa hết T lại nhảy vào U, V (47- Ứng phó với biến đổi khí hậu; 48- Vận hành thử nghiệm công trình), lại T (49- Tầng ô-dôn), rồi lại nhảy ngược H (50- Hiệu ứng nhà kính), rồi D (51- Di sản thiên nhiên). Tình trạng này tồn tại từ các phiên bản trước, đăng trên cổng thông tin của Quốc hội từ 28/5/2020, tới phiên bản tháng 10/2020 đưa ra Quốc hội vẫn không sửa!
Hoặc cũng trong chương 1, điều 4, các mục từ 1 đến 8 đều thể hiện sự lủng củng, dài dòng, không rõ ràng trong nội dung. Ví dụ Mục 1 của điều 4 :
Điều 4, mục 1: Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Nhà nước, doanh nghiệp, người dân thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ môi trường; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội thực hiện việc giám sát hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
3.6. Không sử dụng hệ nguyên lý cơ bản của khoa học xây dựng Luật Bảo vệ Môi trường, dẫn đến Dự luật Thiếu tính logic và mất cân đối trong cấu trúc dự luật; không rõ ràng tầm nhìn và mục tiêu phát triển môi trường bền vững, không cụ thể những điểm có thể và phải cụ thể về quyền và trách nhiệm của mỗi chủ thể trong bảo vệ môi trường; Đặc biệt dự thảo rất yếu về các nội dung thể hiện vai trò của cộng đồng; thiếu minh bạch, gây chồng chéo và khó giải trình trách nhiệm của các tổ chức nhà nước trong tổ chức đánh giá tác động môi trường từ các dự án can thiệp cộng đồng; không luật hóa vai trò giám sát và phản biện độc lập của các tổ chức khoa học ngoài bộ Tài nguyên và Môi trường; nguyên tắc bồi hoàn tổn hại môi trường của người gây ô nhiễm không được luật hóa rõ ràng như là một chiến lược căn bản phòng ngừa hành vi xâm hại môi trường; hoàn toàn không thể hiện nguyên lý bảo vệ môi trường, an toàn môi sinh cho các chủ thể con người-động, thực vật có trong môi trường trong chiến lược lồng ghép-hiệp đồng “một sức khoẻ” đã được đưa vào Bộ Tài nguyênvà Môi trường từ hơn một thập kỷ nay[4]; trên hết, dự thảo luật không làm rõ được cơ chế xử lý trách nhiệm không hoàn thành vai trò của cơ quan nhà nước, đặc biệt Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong tuân thủ các chiến lược bảo đảm sự ổn định phát triển của hệ thống môi trường sinh thái trước những dự án can thiệp môi trường.
3.7. Nội dung Dự luật tồn tại nhiều điều luật không rõ ràng, diễn giải mâu thuẫn; có sự mất cân đối trong cấu trúc dự luật, mất liên kết qua lại giữa các nhóm biện pháp bảo vệ môi trường đưa vào trong dự luật; để chồng chéo hoặc thiếu cụ thể quyền và trách nhiệm của từng chủ thể và giữa các chủ thể, liên quan tới bảo đảm cho môi trường sống, sinh hoạt, và môi trường tự nhiên an toàn cho mục đích tối hậu sức khoẻ của các sinh thể liên quan và phát triển kinh tế, xã hội bền vững.
Ví dụ: Điều 32a (đánh giá tác động môi trường), mục 5 nêu về “Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đặc thù” nhưng trong chương 1, điều 3 không giải thích „thế nào là dự án đặc thù”, xét theo tiêu chí gì?’.
Xuyên suốt từ Điều 32a , Điều 33a (tham vấn cộng đồng dân cư, cơ quan tổ chức liên quan), 34a (yêu cầu đối với tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường) và điều 35a (thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường) không được xây dựng theo nguyên tắc khoa học khách quan trong „đánn giá tác động môi trường”.
PHỤ LỤC 4-
Danh sách mạng lưới và tổ chức trực thuộc Liên minh NCDs-VN đệ trình thư kiến nghị:[5]
(Tên và địa chỉ các tổ chức và mạng lưới đệ trình thư)
Logo |
Tổ chức thành viên |
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) – Tổ chức điều phối Liên minh Địa chỉ: Số 39- Ngõ 255 – Phố Vọng – Đồng Tâm – Hai Bà Trưng – Hà Nội Website: www.rtccd.org.vn | Email: office@rtccd.org.vn Tel: (+84) 24 3628 0350 Fax: (+84) 24 3628 0200 |
|
Trung Ương Hội Y tế Công cộng Việt Nam Địa chỉ: Phòng 503 - 504, Tòa E1, Khu Ngoại giao đoàn Trung Tự, Số 6 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (+84) 24 3736 8065 Email: vpha@vpha.org.vn |
|
Trung tâm Sáng tạo Xanh (GreenID) Địa chỉ: Tầng 3, Nhà C1 X3, Ngõ 6 Trần Hữu Dực, Nam Từ Liêm, HN Điện thoại: 0243 795 6372 | 024 3227 2710 Email: greenidvietnam.org.vn | info@greenidvietnam.org.vn Website:http://greenidvietnam.org.vn/ |
|
Trung tâm Truyền thông và Giáo dục Cộng đồng (MEC) Địa chỉ: Số 101, ngõ 62 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội Tel – Fax: 84 (24) – 22206870 | Email: mec@mec.org.vn | Website: www. mec.org.vn Facebook: "Truyền thông MẸC" & "Khuyên Club" | Hotline: 09.323.717.88 |
|
Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển bền vững Văn phòng: Tầng 5 tòa nhà 5 tầng, Số 7 Tôn Thất Thuyết, Hà Nội Điện thọai: 024 3.8549911 - Số Fax: 0243.8549911 Website: http://l-psd.org |
-------------------------------------------------------------------------
[1] Liên minh Phòng chống Bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) thành lập tháng 9/2015, là thành viên của Liên minh toàn cầu phòng chống bệnh không lây nhiễm (NCD Alliance),và hiện đang tích cực tham gia cả trên phương diện vĩ mô (vận động chính sách) và vi mô (hỗ trợ cộng đồng ) phòng chống các bệnh không lây nhiễm đang gia tăng do các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, rượu bia, amiang, hóa chất dùng trong nông nghiệp và bảo quản, chế biến thực phẩm, ô nhiêm môi trường do nhiệt điện than).
[2] Liên quan tới Dự luật Bảo vệ Môi trường (Sửa đổi), Liên minh NCDs-VN đã phối hợp với hai liên minh khác: (1) nhóm Hành động vì Công Lý-Môi trường-Sức khoẻ (JEH) và (2) liên minh năng lượng bền vững Việt nam (VSEA) có thư ngày 2/11/2020 gửi Chủ tịch Quốc Hội kiến nghị dừng phiên thảo luận thông qua Dự luật ngày 11/11. https://rtccd.org.vn/wp-content/uploads/2020/11/Thu-kien-nghi-4-Lien-minh_Luat-BVMT.pdf
Thư kiến nghị riêng của NCDs-VN lần này do RTCCD phát triển và được sự đồng thuận của các tổ chức thành viên chủ lực hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nêu ở phụ lục 4) để cung cấp thêm cơ sở khoa học đánh giá Dự luật giúp các đại biểu quốc hội kiến nghị dừng thông qua dự luật, cùng chi tiết hơn nữa hành động cần làm để đảm bảo luật bảo vệ môi trường thể hiện được yêu cầu khoa học và đạo đức vì lợi ích tổng thể phát triển môi trường bền vững cho Việt Nam.
[3] Một sức khoẻ- chương trình phối hợp lồng ghép chăm sóc và bảo vệ giữa sức khoẻ con người-sức khoẻ động vật-sức khoẻ môi trường, do ba Bộ phối hợp (Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn- Bộ Tài Nguyên Môi trường- Bộ Y tế) khởi động từ năm 2005 với sự hỗ trợ của USAID và các tổ chức của liên hiệp quốc (UNDP, UNEF, WHO..) và sự tham gia đông đảo của các tổ chức phi chính phủ cả trong nước và quốc tế .
Khái niệm Một sức khỏe: https://vohun.org/mot-suc-khoe-la-gi/
Khung đối tác Một sức khỏe: https://onehealth.org.vn/upload/upload/Khung%20%c4%91%e1%bb%91i%20t%c3%a1c%20ONE%20HEALTH%201.3.16.pdf
[4] Một sức khoẻ- chương trình phối hợp lồng ghép chăm sóc và bảo vệ giữa sức khoẻ con người-sức khoẻ động vật-sức khoẻ môi trường, do ba bộ phối hợp (Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn- Bộ Tài Nguyên và Môi trường- Bộ Y tế) khởi động từ năm 2005 với sự hỗ trợ của USAID và các tổ chức của liên hiệp quốc (UNDP, UNEF, WHO..) và sự tham gia đông đảo của các tổ chức phi chính phủ cả trong nước và quốc tế .
[5] Liên minh NCDs-VN gồm 14 tổ chức và 3 cá nhân. Danh sách ký thư trên đây là các tổ chức có nhiều năm kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sức khỏe - môi trường