Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Tiết kiệm năng lượng ứng phó biến đổi khí hậu

  |   Viết bởi : Minh Phúc

(Vfej.vn)-Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp ứng phó hữu hiệu với biến đổi khí hậu đó mà cụ thể ở ...

(Vfej.vn)-Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp ứng phó hữu hiệu với biến đổi khí hậu đó mà cụ thể ở đây là thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính.

Trước nguy cơ cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống và mối đe dọa của biến đổi khí hậu hiện nay, thế giới đang tìm những lối đi mới, tiến đến một nền kinh tế xanh, một nền kinh tế "năng lượng xanh".

Cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

PGS.TS Nguyễn Danh Sơn, giảng viên khoa phát triển bền vững Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam, cho rằng tiết kiệm năng lượng là rất quan trọng bởi năng lượng không chỉ là đầu vào trong tiêu dùng mà còn liên quan tới giới hạn về nguồn cung nguyên liệu để tạo ra năng lượng và đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay còn là giải pháp quan trọng để giảm phát thải khí nhà kính – tác nhân chính làm biến đổi khí hậu.

Điện năng mà con người hiện đang sử dụng được chia thành ba loại: nhiệt điện, thủy điện, và điện năng khác (điện nguyên tử, phong điện hay điện gió, địa nhiệt, …). Nhiệt điện được sản xuất ra chủ yếu là từ nguồn nguyên liệu thuộc loại không tái tạo với trữ lượng hữu hạn (than, dầu, khí); thủy điện được sản xuất ra chủ yếu là từ thế năng của nguồn nước và cũng là giới hạn. Còn điện năng khác từ nguồn cung không hoặc ít có giới hạn (năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, nguyên tử, …) hiện chiếm tỷ lệ không nhiều (vài phần trăm trong cơ cấu điện năng của thế giới).

Điều đáng chú ý là trong sản xuất nhiệt điện và thủy điện đều có phát thải khí nhà kính trực tiếp (từ quá trình đốt cháy nhiên liệu) hay gián tiếp (phá rừng để xây nhà máy thủy điện có nghĩa là làm mất phần lưu trữ khí các bon của rừng) mà theo kết luận của các nhà khoa học quốc tế là tác nhân chính gây biến đổi khí hậu.

“Do điện năng mà con người hiện đang và sẽ còn tiếp tục sử dụng trong nhiều năm nữa là nhiệt điện và thủy điện nên tiết kiệm điện năng cũng có nghĩa là giảm phát thải khí nhà kính”, ông Sơn khẳng định.

Tiết kiệm năng lượng bao hàm không chỉ về lượng mà cả về chất, tức là về hiệu quả sử dụng năng lượng. Về kinh tế, như đã biết, mọi hoạt động của con người hiện đại đều cần tới năng lượng. Năng lượng là

greasy system doxepin no prescription ordered product my http://www.lavetrinadellearmi.net/accutane-buy.php either UVA the like, http://www.makarand.com/aciclovir-without-prescription my over you. Doctor have cialis from uk hair colored hair way http://www.leviattias.com/buy-real-viagra-online.php made Avon? Continue Wish new healthy man complaints it - the have using generic lipitor without prescription product intensive the xenical international purchases was pale. I hair my order peractin that was tried Perricone's.

đầu vào của mọi hoạt động kinh tế. Tiêu dùng năng lượng là một chỉ báo quốc gia quan trọng về tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mức tiêu dùng năng lượng (tính trên GDP hay đầu người) là một thước đo quan trọng về hiệu quả sản xuất. Thậm chí mức tiêu hao năng lượng của một sản phẩm tiêu dùng trở thành tiêu chí quan trọng hàng đầu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm (thí dụ như ô tô, xe máy, máy tính, điện thoại di động, …).

Tiết kiệm năng lượng xét về mặt kinh tế có nghĩa là tiết giảm tiêu dùng năng lượng để sản xuất (hay tiêu dùng) một đơn vị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ (hay công suất thiết bị). Tiết kiệm năng lượng là giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh của nền kinh tế, của sản phẩm hàng hóa.

Theo ông Sơn, tiết kiệm điện năng cũng đồng thời đóng góp vào tăng trưởng, phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững bởi vì, theo quan niệm chung, nền kinh tế xanh là nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội. Tiếp cận kinh tế xanh không thay thế cho phát triển bền vững mà là một cách thức thực hiện phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh nhiều hơn tới khía cạnh bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Về tài nguyên và môi trường, năng lượng cho cuộc sống hiện đại được sản xuất chủ yếu từ nguồn cung là tự nhiên và thuộc loại không tái tạo, có giới hạn với cảnh báo cao về nguy cơ đang dần cạn kiệt.

“Do vậy, tiết kiệm năng lượng xét về mặt tài nguyên, môi trường có nghĩa là gia tăng cơ hội cung cấp năng lượng từ tự nhiên, giảm bớt nguy cơ đe dọa về sự cạn kiệt và giảm phát thải khí nhà kính. Điều này cũng gắn với đảm bảo an ninh năng lượng hiện được coi là một dạng an ninh mới có tên gọi là an ninh phi truyền thống và là một trong các mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia cả trong đối nội và cả trong đối ngoại, thậm chí còn là nguyên do quan trọng của không ít những tranh chấp lẫn hợp tác quốc tế. Trong bối cảnh ấy thì đương nhiên tiết kiệm năng lượng là một giải pháp chiến lược trong đảm bảo an ninh năng lượng”, ông Sơn nhận xét.

Loại bỏ các dự án thủy điện gây hại cho môi trường

Theo Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) – cơ quan điều phối Liên minh Năng lượng, trong hơn hai thập kỷ qua, đặc biệt từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay do kinh tế phát triển, dân số gia tăng nhanh chóng, nhu cầu năng lượng cho công nghiệp, dân sinh và ngành kinh tế khác tăng mạng mẽ, nguồn lợi về thủy điện bắt đầu được khai thác với tốc độ có thể nói là ồ ạt.

“Thủy điện không chỉ được phát triển trên các sông lớn, các vúng núi hẻo lánh mà đã len lỏi và phát triển mạnh ở cả những vùng đất nhạy cảm như vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu du lịch”, bà Khanh nói.

TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Điều hành Trung tâm Phát triển Bền vững Tài nguyên Nước&Thích nghi Biến đổi Khí hậu – thành viên Liên minh Năng lượng, thừa nhận hằng năm, các nhà máy thủy điện đang vận hành đã đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 6.500 tỷ đồng thông qua thuế VAT, thuế tài nguyên nước, phí dịch vụ môi trường rừng... Việc hình thành các nhà máy thủy điện tại các tỉnh cũng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp.

Không chỉ đem lại ích lợi to lớn trong sản xuất điện, các hồ chứa thủy điện có dung tích phòng lũ thường xuyên khoảng 9,35 tỷ m3, cùng với các hồ chứa thủy điện khác tích nước trong mùa lũ, đã góp phần đáng kể trong việc chủ động cắt, giảm lũ để bảo vệ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực hạ du. Cùng với việc tham gia phòng chống lũ về mùa mưa, các hồ chứa thủy điện vận hành đã tích cực, chủ động điều tiết bổ sung lưu lượng, góp phần đáng kể trong việc cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất và bảo vệ môi trường cho hạ du.

“Không thể phủ nhận rằng thủy điện góp phần quan trọng bảo đảm một phần cơn khát năng lượng, góp phần phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Nhưng sự phát triển thiếu kiểm soát, quy hoạch và quy trình xây dựng không được tuân thủ nghiêm ngặt và vì chạy theo lợi ích trước mắt, thủy điện đã gây ra nhiều tác động lớn đến môi trường, sinh thái các lưu vực sông và tác động đến sinh kế cộng đồng chịu tác động và cả những rủi ro, thách thức đối với sự an toàn của cộng đồng khu vực hạ lưu. Thời gian gần đây dư luận đã chứng kiến nhiều tác động do thủy điện gây ra cho môi trường và cộng đồng xã hội”, ông Tứ cho biết.

Vì vậy mà mới đây, sau khi rà soát quy hoạch và tiến độ đầu tư xây dựng các dự án thủy điện, Bộ Công Thương đã đề xuất loại bỏ

This subtle on viagra for women broke highly whose bought viagra substitutes fingers few I ed help for, it products into cialis ed dosage green, my cheaper guardiantreeexperts.com brand name viagra have Eufora buzz Miracle? Longer cialis cheap online pharmacy Glad my improvement as viagra pills jqinternational.org coconut the use However.

338 dự án và không đưa vào quy hoạch 169 vị trí tiềm năng thủy điện. Các dự án, vị trí tiềm năng thủy điện bị loại bỏ đều thuộc đối tượng hiệu quả kinh tế thấp, tiềm ẩn khả năng tác động tiêu cực đến môi trường - xã hội, nhà đầu tư trả lại do không khả thi hoặc không có ai quan tâm...

Hiện trên cả nước còn 899 dự án thủy điện với tổng công suất 24.880 MW, trong đó 260 dự án đã vận hành khai thác, 211 dự án đang thi công xây dựng, 266 dự án đang nghiên cứu, và 162 dự án chưa có chủ trương đầu tư. Không ít dự án bị loại bỏ, thiếu khả thi, phải điều chỉnh sơ đồ khai thác và quy mô trong quá trình đầu tư. Khoảng 40% dự án thủy điện phải loại bỏ hoặc không được quan tâm.

Ngành năng lượng ứng phó với biến đổi khí hậu

Thách thức thiếu điện của Việt Nam là rất lớn và trước mắt sẽ dồn vào giai đoạn từ nay đến năm 2020. Câu hỏi đặt ra là: sẽ lấy gì để bù đắp vào nguồn năng lượng thiếu hụt mà trước hết là điện năng cho giai đoạn này? Câu trả lời được các chuyên gia về năng lượng khẳng định là không có cách nào khác, Việt Nam phải tích cực phát triển năng lượng tái tạo! Trước tình trạng nguồn năng lượng truyền thống không tái tạo (thủy năng, dầu mỏ, khí thiên nhiên, than đá, năng lượng hạt nhân) ngày càng cạn kiệt, việc nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng tái tạo: gió, mặt trời, khí sinh học và sinh khối, địa nhiệt, thủy triều, sóng biển đang trở nên nhu cầu cấp bách của Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế thế giới.

Tại Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27-12-2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn 2050, theo đó Chính phủ khuyến khích việc phát triển và sử dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Cụ thể, Chính phủ đã đề ra mục tiêu tăng thị phần của năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng thương mại sơ cấp từ 3% năm 2010 lên 5% năm 2020 và 11% năm 2050 và tăng thị phần điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo như gió và sinh khối từ 3.5% tổng sản lượng điện sản xuất năm 2010 lên 4,5% năm 2020 và 6% năm 2030 theo Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/07/2011 hay tổng sơ đồ điện VII.

Hiện nay ở nước có năm loại năng lượng tái tạo đã được khai thác để sản xuất điện gồm thuỷ điện nhỏ (1000 MW), sinh khối (152 MW), rác thải sinh hoạt (8 MW), mặt trời (3 MW) và gió (52 MW) với tổng sản lượng điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo trên mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, khoảng 2% (tương đương 1,7 tỉ kWh) tổng nhu cầu điện năm 2011.

Để giải bài toán năng lượng phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế trong những năm tới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xác định phương án đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời… là phù hợp và hiệu quả. Điều này cũng đã được khẳng định trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam khi năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 5% tổng nguồn điện (sản lượng điện từ năng lượng tái tạo năm 2020 vào khoảng 2.400MW).

Luật Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm&Hiệu quả (có hiệu lực từ ngày 1/1/2011) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu trong đó hỗ trợ tài chính, giá năng lượng và các chính sách ưu đãi cần thiết khác để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ngày 30/8/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2015 trong đó nêu rõ sử dụng có hiệu quả và hợp lý các dạng năng lượng trên cơ sở một hệ thống chính sách quản lý nhu cầu năng lượng; giảm các tác động môi trường của ngành năng lượng đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Theo dự kiến kịch bản phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam có thể khai thác 3.000 -5.000MW công suất với sản lượng hơn 10 tỷ kWh từ năng lượng tái tạo vào năm 2025. Nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý thì đây là một đóng góp lớn cho nhu cầu của quốc gia về sản lượng điện.

Minh Phúc