Các chuyên gia nghiên cứu nhận định: ĐBSCL giàu tiềm năng và khả năng phát triển năng lượng tái tạo.
Chiều 28/8, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lần 1 quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Đây là lần đầu tiên Việt Nam lập quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia.
"Quy hoạch điện 8 phải khắc phục được hạn chế, vướng mắc của Quy hoạch điện 7 hiện nay, đồng thời, mang tính định hướng, không cứng nhắc và mang tính mở, tạo không gian sáng tạo, huy động và phát huy các nguồn lực từ xã hội" - Đây là yêu cầu được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu ra tại buổi làm việc chuyên đề với Bộ Công Thương và các bộ, ngành về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045.
Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét tại Phiên họp thứ 47 diễn ra vào sáng 12/8. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp về nội dung này.
Chính sách hỗ trợ cho lưu trữ năng lượng bằng pin đang được thúc đẩy trên khắp châu Âu khi chính phủ các quốc gia dỡ bỏ các rào cản đã được quy định trước đó và EU cam kết hỗ trợ tài chính cho công nghệ mới nổi này. Ở một số quốc gia, hiện nay thị trường công suất đã được xem xét lại nhằm cho phép các nhà lưu trữ năng lượng cạnh tranh để thực hiện được các hợp đồng trợ cấp trên cơ sở bình đẳng hơn với các nhà phát điện. Hỗ trợ từ Liên minh Pin Châu Âu và khoản vay 1 tỷ euro từ Ngân hàng Đầu tư Châu Âu chỉ trong năm 2020 có thể giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Lưu trữ bằng pin sẽ là một thành phần then chốt để hỗ trợ cho phát triển của điện mặt trời - nhưng việc triển khai các dự án sẽ phải tăng tốc nhanh hơn để thực hiện tiềm năng này.
Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) phát hành báo cáo nghiên cứu “Phân tích chi phí và lợi ích của các kịch bản nguồn điện từ góc nhìn của ĐBSCL” nhằm đóng góp vào việc xây dựng Quy hoạch điện 8.