Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN FIT 2 VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CHO PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI SAU 2020

  |   Viết bởi :

Ngày 06/4/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký ban hành Quyết định 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (thay thế Quyết định 11/2017 đã hết hiệu lực từ 30/6/2019). Quyết định này có hiệu lực thi hành vào 22/5/2020 và có thời hạn áp dụng đến hết ngày 31/12/2020 với các biểu giá hỗ trợ điện mặt trời (FiT) cho các dự án quy mô khác nhau.

Bối cảnh

Sau 2 năm thực hiện Quyết định số 11/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, ngành điện mặt trời ở Việt Nam đã bùng nổ, đưa Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về thị trường mặt trời. Tính tới cuối tháng 6/2019, Việt Nam đã lắp đặt được gần 4,464 MW điện mặt trời farm. Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tới thời điểm cuối tháng 2 năm 2020, tổng số lượng dự án điện mặt trời áp mái là 24,459 tương ứng với giá trị công suất lắp đặt xấp xỉ 470 MWp. Khu vực công nghiệp chiếm 54% tổng công suất lắp đặt điện mặt trời áp mái, xếp sau là khu vực hộ gia đình (29%), khu vực thương mại (12%) và hành chính sự nghiệp (5%).

Tuy nhiên, Quyết định 11/2017 hết hiệu lực vào ngày 30/6/2019 trong khi chưa có chính sách nối tiếp kể từ sau ngày này nên đã đẩy nhiều dự án vào tình trạng bấp bênh, phấp phỏng chờ đợi.  Sau gần một năm, ngày 06/4/2020, P. Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký ban hành Quyết định 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (thay thế Quyết định 11/2017 đã hết hiệu lực từ 30/6/2019). Quyết định này có hiệu lực thi hành vào 22/5/2020 và có thời hạn áp dụng đến hết ngày 31/12/2020 với các biểu giá hỗ trợ điện mặt trời (FiT) cho các dự án quy mô khác nhau. Trong đó mức giá FiT cho hệ thống ĐMT mái nhà giảm xuống còn 8,38cent (tương đương 1.943VND/kWh), mức giá hỗ trợ cho các dự án điện mặt trời mặt đất là 7,09 cent (tương đương 1.644 VNĐ/kwh) và dự án điện mặt trời nổi là 7,69 cent Mỹ (tương đương 1.783 VNĐ/kwh). Tuy nhiên, do Quyết định chỉ có thời hạn 6 tháng, đặc biệt lại trong thời kỳ diễn ra dịch Covid 19 phức tạp, khó lường nên liệu các dự án có khả năng cán mốc này? Bởi hầu hết các đơn vị nhất là các doanh nghiệp, người lao động đang bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế do dịch bệnh. Do vậy, hiệu quả thực thi của Quyết định cũng cần được thảo luận để kịp thời góp ý kiến tới các cơ quan chức năng đảm bảo ý nghĩa và tác động của chính sách vì sự phát triển ổn định và lâu bền cho ngành điện mặt trời vốn rất giàu tiềm năng ở Việt Nam .

Trong bối cảnh đó, GreenID và nhóm thành viên cộng đồng NLTT Việt Nam cùng phối hợp tổ chức tọa đàm trực tuyến về “FIT 2 và cơ chế chính sách cho phát triển Điện Mặt Trời ở Việt Nam sau 2020” với mục tiêu sau:

Mục tiêu:

-  Thảo luận về ý nghĩa của cơ chế khuyến khích các dự án ĐMT đối với sự phát triển của ngành điện Mặt trời ở Việt Nam dưới góc nhìn của các bên tham gia

- Phân tích và thảo luận các điểm tích cực và hạn chế của Quyết định số 13 từ các chuyên gia, doanh nghiệp

- Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy ngành Điện Mặt Trời phát triển tương xứng với tiềm năng và giá trị mà nó có thể đóng góp cho xã hội sau tháng 12/2020

Thời gian: 14.00 – 16.15 , thứ 7, ngày 11/4/2020

Hình thức: Toạ đàm tổ chức trực tuyến qua Zoom

Thành phần:

  • Cộng đồng Năng lượng tái tạo bao gồm các Chủ đầu tư, các EPC, Quỹ đầu tư, chuyên gia, nhà khoa học, NGO và người tiêu dùng.
  • Báo chí truyền thông

Khách mời:

  • TS. Nguyễn Xuân Huy – Đại học Bách Khoa Tp.HCM và MC. Ngụy Thị Khanh - GreenID
  • Đại diện chủ đầu tư, EPC, Quỹ đầu tư trong nhóm CĐNLTTVN
  • Chuyên gia, nhà khoa học
  • Đại diện NGOs
  • Bà Trần Hương Thảo – Trưởng đại diện chi nhánh Công ty Năng lượng Mặt trời Bách Khoa – SolarBK Khu vực miền Bắc
  • Ông Lê Minh – Công ty cổ phần Vĩnh Thái
  • Ông Phan Đình Nam, Giám đốc Công ty Cổ phần Solartech

Những nội dung trao đổi chính:

Thời gian

Nội dung

Kịch bản chi tiết

13:30 – 14:00

Đăng ký tham gia 

GreenID kiểm tra danh sách khách mời đăng ký online, đảm bảo đường truyền

14:00 – 14:05

Chào mừng, giới thiệu

MC Giới thiệu các chuyên gia và lý do tổ chức tọa đàm

14:05 – 15:00

Phân tích và thảo luận các điểm tích cực và hạn chế của giá FiT2 dưới góc nhìn của người tham gia  

MC đặt câu hỏi với các khách mời với các nội dung:

1.FiT 2 có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của ngành điện Mặt trời ở Việt Nam dưới góc nhìn của người trong cuộc?

 

2.Những vấn đề gì còn bị bỏ ngõ trong FiT2? Nếu chúng không được giải quyết thì điều gì sẽ xảy ra? 

 

3. Chúng ta có kiến nghị gì để giúp ngành Điện Mặt Trời phát triển tương xứng với tiềm năng và giá trị mà nó có thể đóng góp cho xã hội? 

- Gia hạn thời gian cho điện MT áp mái và có lộ trình rõ ràng về cơ chế, chính sách cho phân khúc này

- Cụ thể cơ chế DPPA và đơn giá, hợp đồng truyền tải

- Hoàn thiện cơ chế đấu thầu với các dự án được chấp thuận chủ trương sau ngày 24/11/2019 và cơ chế đảm bảo minh bạch trong đấu thầu

- Kinh nghiệm của các nước khác như thế nào? 

15:00 – 16:00

Thảo luận/Hỏi đáp

- Ý kiến từ các đại biểu tham gia

- Xây dựng các đề xuất giải pháp để gia hạn chính sách hỗ trợ ĐMT áp mái

- Đề xuất các giải pháp để phát huy tiềm năng của ĐMT

16:00 – 16:15

 

Tổng hợp các ý kiến đề xuất tại tọa đàm và Kết thúc tọa đàm

 
Đăng ký tham gia tại: https://bit.ly/ToadamFIT2