Tóm tắt về tích trữ điện năng
1. Tổng quan về tích trữ điện năng trên thế giới
Điện từ các nguồn biến đổi (VRE) như gió và mặt trời đang phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây trên thế giới và cả ở Việt Nam. Tỷ trọng ngày càng tăng của VRE trong cơ cấu nguồn cần một hệ thống năng lượng linh hoạt hơn để đảm bảo rằng các nguồn VRE được tích hợp một cách hiệu quả và đáng tin cậy vào hệ thống. Do khả năng là nhanh chóng hấp thụ, lưu trữ và cấp điện trở lại cho hệ thống khi cần, pin lưu trữ là một trong những giải pháp tăng tính linh hoạt của hệ thống.
Hiện nay khoảng 95% lưu trữ điện trên thế giới dùng thủy điện tích năng. Một số nước đã xây dựng nhiều thủy điện tích năng như Nhật 8,8%, Tây Ban Nha 7,5%, Đức 3,2%. Cho đến nay, Việt Nam chưa có hệ thống tích trữ điện quy mô lớn. Theo Dự thảo Quy hoạch Điện VIII, dự kiến sẽ xây dựng 8 thủy điện tích năng với tổng công suất 8.900MW. Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái 1.200MW đã khởi công và dự kiến vận hành năm 2028.
Do sự phát triển nhanh chóng của pin lưu trữ, đặc biệt là pin Li-ion mà thị phần hiện nay chiếm 90% trong các loại pin, pin lưu trữ đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh, Nhật,… Hệ thống pin lưu trữ trên thị trường thường được phân biệt 2 dạng: phía trước đồng hồ (in-Front of the Meter, FTM) hoặc phía sau đồng hồ (Before the Meter, BTM).
Thủy điện tích năng được đặt ở những nơi có độ chênh lệch cao và chiếm khá nhiều đất, tác động khá lớn đến môi trường. Trái lại, pin lưu trữ có nhiều lợi thế hơn là có thể bố trí gần nơi phụ tải, kích thước nhỏ gọn giống như công ten nơ, lắp ráp dễ dàng và nhanh chóng và có thể dễ dàng mở rộng quy mô khi cần thiết.
2. Các dịch vụ lưới điện mà pin lưu trữ có thể thực hiện
3. Giá tích trữ điện bằng pin
LCOE của pin tích trữ tùy theo quy mô và lĩnh vực sử dụng và dao động từ 108USD/MWh đến 471USD/MWh (từ 10,8 cent/kWh đến 47,1 cent/kWh), tương đương với LCOE của thủy điện. tích năng.
Theo NREL, giá pin tích trữ giảm rất nhanh, từ 2010 đến 2020 giảm khoảng 80%. Dự báo đến năm 2030, giảm còn khoảng 55% hiện nay và đến năm 2050 chỉ còn khoảng 40% so với hiện nay.
4. Tái chế pin
Lithium là một kim loại quý và trữ lượng không lớn, chủ yếu ở Công gô (Châu Phi). Hiện nay đã có quy trình tái chế để thu hồi kim loại này để sử dụng lại.
5. Pin lưu trữ tại Việt Nam
Ở Việt Nam, pin tích trữ quy mô lớn chưa phát triển, chỉ có ở quy mô nhỏ cấp cộng đồng và hộ gia đình. Ví dụ như hệ thống cấp điện cho 24 hộ dân tại Ea Rớt (Đắc Lăk) do GreenID tài trợ.
Về chính sách, cho đến nay Việt Nam hầu như vẫn chưa có chính sách về pin lưu trữ nói riêng và các chính sáchliên quan đến thị trường cho dịch vụ lưới điện. Dịch vụ lưới điện là việc nội bộ của EVN và do đó chưa có cơ chế giá cả, cơ chế đấu thầu trong cung cấp dịch vụ lưới điện như ở các nước khác.
Tháng 1 năm 2021, Công ty Blue Leaf Energy Aisia và Công ty Tài chính Macquarie đã gửi thư cho Thủ tướng kiến nghi được giúp đỡ xây dựng Dự án điện mặt trời nổi 500MWp kết hợp với hệ thống pin lưu trữ 200MWh tại hồ Trị An. Đây là cơ hội phát triển cả hai lĩnh vực là điện mặt trời nổi và pin tích trữ đối với Việt Nam.
6. Kết luận và kiến nghị
6.1. Kết luận
6.2. Kiến nghị
Tác giả: Trần Đình Sính - chuyên gia năng lượng