(HanoiTV) - Nam Cường - một xã quai đê lấn biển ở Thái Bình đã sử dụng nhiều nguồn năng lượng sạch để giải quyết nhu cầu của địa phương. Năm ...
(HanoiTV) - Nam Cường - một xã quai đê lấn biển ở Thái Bình đã sử dụng nhiều nguồn năng lượng sạch để giải quyết nhu cầu của địa phương.
Năm 1960, xã Nam Cường được hình khác như Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đến thăm
Mới đây, xã Nam Cường có thêm một thành tích mới. Đó là chủ động xây dựng kế hoạch năng lượng địa phương trong hơn một năm (5/2012 -9/2013), với sự hỗ trợ của Liên minh Năng lượng. Hiện nay, Liên minh Năng lượng mới tài trợ cho 4 dự án cấp xã ở Việt Nam
Liên minh Năng lượng được thành lập vào năm 2012 với năm tổ chức sáng lập bao gồm Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID); Trung tâm Phát triển Bền vững Tài nguyên Nước&Thích nghi Biến đổi Khí hậu (CEWAREC), Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thụy Điển (SSNC), Tổ chức Năng lượng Bền vững Đan Mạch (SE) và Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới tại Việt Nam. Từ năm 2013, liên minh có thêm thành viên mới - Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn Vietnam).
"Mục đích của kế hoạch là khuyến khích sử dụng năng lượng bền vững và sản xuất năng lượng tái tạo tại chỗ có hiệu quả", TS. Trần Duy Khanh,Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Bình cho biết.
Hiện nay, xã có một trạm cấp nước RO sử dụng năng lượng mặt trời, 20% số hộ dân sử dụng khí biogas và bình nước nóng năng lượng mặt trời và các thiết bị thắp sáng như đèn pin, đèn xách tay, theo ông Hoàng Ngọc Sang - Chủ tịch UBND xã Nam Cường.
Bốn tấm pin mặt trời có giá 150 triệu đồng đã cung cấp điện cho trạm cấp nước tinh khiết RO của xã
"Mỗi ngày, các tấm pin cung cấp khoảng 5 số điện", ông Ngọc Sơn - cán bộ dự án của Trung tâm GreenID, một thành viên của Liên minh năng lượng cho biết.
Trạm cấp nước tinh khiết sản xuất 150 lít nước/h, người dân trong xã có thể mua nước với giá 5.000 đồng/20 lít.
Bột lọc nước được thay hàng tuần và nước ở đây đạt các tiêu chuẩn nước tinh khiết của Việt Nam. Trạm cũng cấp nước miễn phí cho 1.000 giáo viên, học sinh tiểu học, mầm non và cán bộ của trạm y tế
Bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời đã được lắp tại một trường mầm non xã và 13 hộ dân
Hầu hết các gia đình đi biển hoặc nuôi trồng thủy sản ven biển đều tự trang bị các thiết bị thắp sáng bằng năng lượng mặt trời
Các gia đình chăn nuôi đều xây hầm biogas để xử lý phân gia súc thành nhiên liệu nấu ăn, góp phần giảm xả phân trực tiếp ra môi trường và giảm chi phí nhiên liệu đốt.
"Tôi thường chi 2 triệu đồng/tháng để mua than và gas, nhưng từ ngày xây hầm biogas, chi phí chỉ còn 1,2 triệu đồng/tháng.", bà Đào Thị Miên, chủ một cửa hàng giết mổ lợn và quán cơm bình dân ở xã Nam Cường cho biết. Nhờ xây hầm biogas trị giá 14 triệu, bà Miên đã tiết kiệm được 40% chi phí nhiên liệu hàng tháng
Xã Nam Cường hiện có 3 trang trại lợn (nuôi từ 2.000 đến 2.500 con) nằm cách nhau từ 1-2km. Lượng phân của các trang trại này mới được xử lý thành khí biogas (khu vực phủ tấm bạt đen - PV) và chưa được sử dụng để đun nấu
Do đó, các chuyên gia của Liên minh Năng lượng đã lên kế hoạch xây dựng thí điểm hệ thống đường ống 600m đưa khí biogas từ một trang trại lợn đến các hộ dân xung quanh ở thôn Hoàng Môn để phục vụ đun nấu.
Minh An
http://hanoitv.vn/Sang-kien-xanh/Xa-nang-luong-sach-tung-duoc-nhieu-Vi-lanh-dao-den-tham/32397.htv