Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Bản tin chất lượng không khí #2 quý 1/2019

  |   Viết bởi : Xuân Quyên

Kính gửi Quý đồng nghiệp và đối tác, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID Vietnam) trân trọng gửi tới Quý đồng nghiệp và đối tác Bản tin Chất lượng không khí số ...

Kính gửi Quý đồng nghiệp và đối tác,

Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID Vietnam) trân trọng gửi tới Quý đồng nghiệp và đối tác Bản tin Chất lượng không khí số thứ hai với mong muốn chia sẻ những thông tin cập nhật nhất về chủ đề ô nhiễm không khí (Sự kiện, Nghiên cứu, Chính sách, Sáng kiến,...) trong và ngoài nước. Quý vị có thể tải bản tin chất lượng không khí tại đây

Bản tin được xây dựng trong khuôn khổ dự án Không khí Sạch, thành phố Xanh do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ với các mục tiêu (i) Kết nối mạng lưới và xây dựng năng lực cho các tổ chức địa phương; (ii) Tăng cường hành động và chính sách cho không khí sạch - thành phố xanh.

Bản tin chất lượng không khí sẽ được gửi đến quý vị định kỳ theo quý. Vui lòng phản hồi nếu quý vị không muốn tiếp tục nhận thông tin ở các lần sau.

Trân trọng!
GreenID Vietnam

MƯỜI MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE TOÀN CẦU 2019
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi ngày có 9/10 người đang phải hít thở không khí ô nhiễm. Đồng thời, ô nhiễm không khí là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề sức khỏe.
Thông tin chi tiết xem tại đây.

HÀ NỘI, JAKARTA Ô NHIỄM NHẤT ĐÔNG NAM Á 
Báo cáo chất lượng không khí toàn cầu, do IQAir AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á thực hiện, ghi nhận Hà Nội, Jakarta là hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á. Theo Bảng xếp hạng mức độ ô nhiễm của 3.095 thành phố trên thế giới, Hà Nội có mức độ ô nhiễm đứng thứ 209, TP.HCM đứng thứ 455.
Thông tin chi tiết xem tại đây.

HÀ NỘI TĂNG CƯỜNG TRẠM QUAN TRẮC ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 
Theo chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, ô nhiễm không khí đang là vấn đề môi trường nghiêm trọng của thành phố. Để giảm thiểu ô nhiễm, dự kiến Hà Nội sẽ lắp đặt 95 trạm quan trắc không khí để bảo vệ môi trường.
Thông tin chi tiết xem tại đây.

CHIẾN DỊCH KHÔNG KHÍ SẠCH VIỆT NAM
Chiến dịch thường niên “Không Khí Sạch Việt Nam” khởi xướng bởi GreenID bắt đầu từ năm 2018. Chiến dịch nhằm mục tiêu cung cấp thông tin cho cộng đồng về hiện trạng, nguyên nhân, tác động, giải pháp của ô nhiễm không khí, từ đó thúc đẩy các hành động nhằm cải thiện chất lượng không khí ở khu vực đô thị. Khởi động với sự kiện "Ngày hội Không khí sạch Việt Nam" tổ chức tháng 12/2018 với những con số ấn tượng: 1.900 người tham gia trực tiếp, 105.139 lượt tiếp cận trên fanpage, 10 tổ chức xã hội và doanh nghiệp cùng đồng hành, 26 bài báo. Tiếp theo đó, ngày 9/3/2018, GreenID phối hợp với Panasonic Risupia tổ chức Tọa đàm Ô nhiễm không khí trong nhà - Mối nguy thầm lặng. Với một không gian cởi mởi, các gia đình vừa có cơ hội trao đổi thông tin với các chuyên gia cũng như được trải nghiệm thực tế qua trò chơi qua phiên bản Ngày hội Không khí sạch thu nhỏ.
Thông tin chi tiết xem tại đây.

TỌA ĐÀM "THÀNH PHỐ CỦA XE ĐẠP, XE MÁY HAY Ô TÔ" 
Ngày 23/2, Tọa đàm được tổ chức tại Hội trường L'Espace, 24 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.  Chương trình này nhằm tạo ra không gian để người tham dự có thể chia sẻ về các ý kiến và kỳ vọng đóng góp vào các giải pháp di chuyển xanh, hướng tới một bầu không khí trong lành và một thành phố đáng sống.
Thông tin chi tiết xem tại đây.

CUỘC THI NHIẾP ẢNH "BẮT NÉT KHÔNG KHÍ - PHƠI MÀU Ô NHIỄM" 
Diễn ra từ ngày 21/12/2018 đến hết ngày 1/2/2019, cuộc thi do Trung tâm Hành Động và Liên kết vì Môi Trường và Phát triển (CHANGE) phối hợp cùng 350.org Việt Nam tổ chức. Cuộc thi hướng đến những nghệ sỹ nhiếp ảnh và cộng đồng những người đam mê chụp ảnh trong và ngoài nước. Cuộc thi góp phần lan tỏa thông điệp ý nghĩa về vấn đề ô nhiễm không khí đến cộng đồng.
Thông tin chi tiết xem tại đây.

HỘI THẢO KỸ THUẬT CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TẠI VIỆT NAM 
Đây là sự kiện do Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam và Trung tâm Live&Learn tổ chức vào ngày 1/3/2019 vừa qua. Hội thảo giúp thảo luận về các phương pháp tính toán chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index) hiện hành trên thế giới và tại Việt Nam, các vấn đề đang gặp phải và thảo luận hướng giải quyết. 
Thông tin chi tiết xem tại đây.

ANH CAM KẾT ĐƯA RA LUẬT MỚI CHỐNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NĂM 2019 
Ngày 14/1, Anh cam kết chống ô nhiễm không khí và đưa ra luật mới về chất lượng không khí trong năm nay để cứu sống nhiều sinh mạng và tiết kiệm hàng tỷ bảng Anh cho nền kinh tế nước này. Chính phủ Anh cho biết Anh sẽ là nước đầu tiên áp dụng các mục tiêu chất lượng không khí dựa trên các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới liên quan đến việc người dân tiếp xúc với chất dạng hạt.
Thông tin chi tiết xem tại đây.

Chương trình không khí sạch quốc gia của Ấn Độ
Đây là một Kế hoạch hành động 5 năm, bắt đầu từ năm 2019. Trong đó, các thành phố là trọng tâm chính của chương trình này (vừa mới được công bố gần đây), đặt mục tiêu quốc gia về dự kiến giảm 20% đến 30% nồng độ bụi mịn PM 2.5 và PM 10 vào năm 2024 so với năm 2017.
Thông tin chi tiết xem tại đây.

QUỐC HỘI HÀN QUỐC THÔNG QUA NHIỀU DỰ LUẬT ĐỐI PHÓ VỚI BỤI MỊN 
Trong phiên họp đầu tiên của năm 2019, ngày 13/3, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua 8 dự luật liên quan tới vấn nạn bụi mịn.Trước đó, chính phủ Hàn Quốc cũng đã xếp ô nhiễm không khí vào diện "thảm họa xã hội" vì vậy việc đưa ra hàng loạt của dự luật mới này cũng để nhằm đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí đang vô cùng tồi tệ tại đất nước này. 
Thông tin chi tiết xem tại đây.

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG CẦN BÁM SÁT NGHỊ QUYẾT 01 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ ĐỂ HÀNH ĐỘNG VÀ BỨT PHÁ
Chiều 03/01/2019 tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm không khí, vì vậy cần phải bắt tay vào làm ngay, cần kiểm soát chặt chẽ tất các hành động gây ra ô nhiễm không khí. 
Thông tin chi tiết xem tại đây.

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở CHÂU Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG: GIẢI PHÁP KHOA HỌC (UNEP 2018) 
Báo cáo "Ô nhiễm không khí ở Châu Á và Thái Bình Dương: Giải pháp khoa học" do Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát hành mới đây đã đưa ra 25 biện pháp cải thiện chất lượng không khí có tác động tích cực đến sức khỏe con người, năng suất cây trồng, biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội, đồng thời góp phần đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Việc thực hiện các biện pháp này có thể giúp 1 tỷ người hít thở không khí sạch hơn vào năm 2030 và giảm 1/3 độ C đối với sự nóng lên toàn cầu vào năm 2050.
Thông tin chi tiết xem tại đây.

20 NĂM NHÌN LẠI VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ BẮC KINH
Báo cáo được biên soạn bởi một nhóm các chuyên gia quốc tế và Trung Quốc do Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (LHQ) dẫn dắt. Ông Joyce Msuya, Giám đốc điều hành của Chương trình Môi trường LHQ cho biết, sự cải thiện về chất lượng không khí tại Bắc Kinh không phải đột nhiên xảy ra, mà là kết quả của một sự đầu tư lớn về thời gian, nguồn lực và quyết tâm chính trị. Đồng thời, quá trình thành công của Bắc Kinh sẽ là bài học kinh nghiệm cho các thành phố khác áp dụng. 
Thông tin chi tiết xem tại đây.

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ HẠNH PHÚC
Các nhà nghiên cứu Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã chứng minh được rằng không khí ô nhiễm làm giảm khả năng nhận thức, năng suất lao động, chỉ số IQ và làm suy yếu sức khỏe nói chung. Đồng thời, ô nhiễm không khí tác động nghiêm trọng nhất đến các chỉ số hạnh phúc của phụ nữ và của những người có thu nhập cao.
Thông tin chi tiết xem tại đây.

25 GIẢI PHÁP KHÔNG KHÍ SẠCH CHO CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG 
Liên minh Không khí Sạch và Khí hậu giới thiệu Sổ tay đưa ra 25 biện pháp giúp cho không khí sạch hơn để có thể đạt được mức chất lượng không khí an toàn cho 1 tỷ người vào năm 2030 - với nhiều lợi ích cho sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế và khí hậu.
Thông tin chi tiết xem tại đây.

DỰ ÁN "XE BUÝT SẠCH" CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB) 
Dự án này được WB thực hiện tại 5 thành phố lớn xuyên suốt các lục địa, nhằm đóng góp cho đối tác của Đóng góp do quốc gia tự quyết (NDC). Dự án vừa cung cấp về mặt công nghệ - các xe điện vừa kết nối nhiều bên liên quan để giúp các nhà lãnh đạo cam kết với chương trình giao thông sạch.  
Thông tin chi tiết xem tại đây.