Úc đang “phủ nhận xu thế” bằng việc tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào than bởi vì hiện nay năng lượng tái tạo đang cạnh tranh với than về ...
Úc đang “phủ nhận xu thế” bằng việc tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào than bởi vì hiện nay năng lượng tái tạo đang cạnh tranh với than về mặt giá cả, Giám đốc toàn cầu của Tập đoàn Đầu tư Cơ sở hạ tầng Blackrock, Jim Barry phát biểu.
“Thật là thú vị khi ngồi lại và quan sát Úc từ xa bởi thực tế quốc gia này đang “phủ nhận xu thế”, ông Bary, trụ sở tại Dunlin chia sẻ:
“Than đã hết thời. Nói như vậy không có nghĩa là tất cả các nhà máy điện than sẽ đóng cửa trong nay mai, nhưng những ai dự định đầu tư vào than sau 10 năm nữa thì chẳng khác nào chơi một ván cờ may rủi”.
Ông Barry, người dự định sẽ đầu tư vào dư án năng lượng tái tạo ở Úc, thừa nhận rằng rất khó để các chính trị gia “không làm gì” với nguồn tài nguyên sẵn có như than, nhưng ông không cho rằng dự án 16,5 tỷ đô la khai thác mỏ than Carmichael của tập đoàn Adani, Ấn Độ có tiềm năng dài hạn.
Ông nói thêm không có ban giám đốc nào ở Mỹ muốn cam kết đầu tư 30 năm vào than đá.
Adani đã trì hoãn quyết định đầu tư cuối cùng cho dự án Carmichael đầy tranh cãi cho đến khi chính phủ Queensland đưa ra mức thuế tài nguyên mà công ty Ấn Độ phải trả.
Nếu như quan điểm trước đây cho rằng năng lượng tái tạo đắt đỏ và vấn đề mấu chốt là trợ giá, thì nay quan điểm này đã hoàn toàn thay đổi khi giá của năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời giảm xuống nhanh chóng. Ông Barry cho rằng: “Điều này đã thay đổi cơ bản toàn bộ bức tranh phát triển năng lượng”.
“Cách nói quanh co” của Úc về năng lượng tái tạo giúp nước này có thể có được giá thấp hơn khi các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn, bao gồm dự án điện mặt trời sử dụng ắc quy, đã được phát triển, ông nói. Đầu tư toàn cầu vào năng lượng tái tạo đã tăng vọt từ 20 tỉ USD lên tới hơn 300 tỉ USD hàng năm chỉ trong một thập kỉ vừa qua.
Trụ sở tại Mỹ của BlackRock, một tập đoàn đầu tư lớn nhất thế giới với tài sản trị giá hơn 5 nghìn tỷ đô la Mỹ, đang chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư năng lượng tái tạo ở Úc để bổ sung vào quỹ năng lượng tái tạo toàn cầu mới của tập đoàn này. Quỹ dự kiến sẽ đạt được 1,7 tỷ đô la Mỹ, khoảng 10% trong đó dự kiến sẽ được phân bổ cho Úc.
Giám đốc trụ sở tại Anh của BlackRock, Charlie Reid sẽ chuyển tới Sydney vào cuối năm nay và là đại diện của tập đoàn tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, điều hành hoạt động đầu tư vốn cho năng lượng tái tạo. Đây sẽ là lần đầu tiên BlackRock có chuyên gia năng lượng tái tạo tại Úc. Trước đó, tập đoàn này đã đầu tư vào các dự án điện mặt trời ở Nhật Bản.
Đầu tư ngoài năng lượng tái tạo
BlackRock đã mở rộng danh mục đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng tổng thể và năm nay đã mua lại quỹ góp vốn tư nhân First Reserve Energy Infrastructure Funds với vốn sở hữu 3,7 tỉ USD. Đồng thời tập đoàn này cũng sẽ đến Sydney và Hồng Kông để xác định cơ hội đầu tư của quỹ này vào các dự án năng lượng.
Tập đoàn này ưu tiên đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo hoàn toàn mới hoặc những dự án trong giai đoạn triển khai sáu tháng đầu tiên vì tin rằng những dự án này sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn so với đầu tư vào những dự án đã hoàn thiện. Xây dựng các dự án năng lượng tái tạo "đơn giản" và không phức tạp hoặc rủi ro như các dự án giao thông, ông Reid nói.
BlackRock hiện chỉ xem xét đầu tư vốn cho năng lượng tái tạo ở Úc nhưng đồng thời cũng sẽ tìm kiếm các cơ hội để có được những khoản thu dài hạn từ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, ví dụ như tuyến đường thu phí WestConnex. Chính phủ New South Wales cho biết sẽ thu phí ít nhất bằng 51% xa lộ Sydney, con đường đang trong giai đoạn thi công. “Đường thu phí là loại dự án đầu tư cơ sở hạ tầng rất hấp dẫn”, ông Barry nói. “Thông thường, những dự án này có tỷ lệ lạm phát cũng như tỷ lệ thu phí khiến nhiều tổ chức quan tâm”.
Ông Barry nói rằng Úc cần phải lên kế hoạch ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm tình trạng nước biển dâng và chính phủ cần phải đưa ra giải pháp để đạt được các mục tiêu giảm phát thải năm vào năm 2020 và 2030.
“Sẽ tốt hơn cho tất cả mọi người khi mọi thứ rõ ràng bởi nó cho phép đầu tư đa chức năng… Biến động chính sách đồng nghĩa với ngắt quãng đầu tư.”
Ông cho biết ông từng đánh giá thấp tốc độ của các cơ hội mới trong đầu tư cơ sở hạ tầng ở Mỹ vì hầu hết các cơ sở hạ tầng được quản lý bởi các bang và nó sẽ trở thành “bài toán chính trị khó” để thay đổi và Quốc hội thì có các ưu tiên khác, chẳng hạn như cải cách y tế và thuế.
Nhưng ông "lạc quan" về xe điện và cho rằng áp dụng công nghệ cho ắc quy của ô tô sẽ cải thiện hiệu suất của chúng cũng như giảm nhu cầu sử dụng dầu. "Khi nói về dầu, người ta luôn bàn tới cao điểm trong cung ứng, nhưng đã đến lúc diễn ra cao điểm từ phía cầu để cân bằng lại thị trường."
Dịch từ: http://www.afr.com/business/mining/coal/blackrock-says-coal-is-dead-as-it-eyes-renewable-power-splurge-20170524-gwbuu6