Đó là khẳng định của ông Đỗ Đức Quân, Vụ trưởng Vụ Thủy điện, thuộc Bộ Công Thương tại hội thảo “Tác động của thiên tai và di dân tái ...
Đó là khẳng định của ông Đỗ Đức Quân, Vụ trưởng Vụ Thủy điện, thuộc Bộ Công Thương tại hội thảo “Tác động của thiên tai và di dân tái định cư thủy điện đối với giảm nghèo” khu vực miền Trung - Tây Nguyên do Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (khóa XIII) vừa được tổ chức tại TP.Tam Kỳ.
Thông tin tại hội thảo cho biết, khu vực miền Trung - Tây Nguyên là “địa bàn” trọng tâm cứu trợ của Trung ương với khoảng 70% số gạo cứu trợ. Chỉ tính riêng trong năm 2013, thiên tai đã làm sập, hỏng đến 90% số nhà so với toàn quốc. Bên cạnh đó, việc thiếu đất sản xuất đối với người dân tái định cư thủy điện đang là vấn đề “đau đầu” của các địa phương trong khu vực, là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc giảm nghèo.
Liên quan đến vấn đề phát triển thủy điện trong thời gian tới, ông Đỗ Đức Quân, cho biết: “Chúng tôi vẫn tiếp tục phát triển thủy điện, tuy nhiên các vấn đề đảm bảo an sinh xã hội, môi trường, tài nguyên cần xem xét kỹ. Chỗ nào phát triển thủy điện mà vẫn đảm bảo được vấn đề xã hội, môi trường, kinh tế thì vẫn tiếp tục”.
Tại hội thảo, ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh, giảm nghèo luôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, hiện công tác giảm nghèo vẫn còn gặp một số khó khăn khách quan và chủ quan. Trong đó tác động của thiên tai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp về kết quả giảm nghèo trước mắt mà còn ảnh hưởng về lâu dài. Việc hỗ trợ đất sản xuất cho người dân vùng tái định cư thủy điện rất quan trọng. Ông Hùng cũng cho biết, Quốc hội đã loại bỏ 424 dự án thủy điện nhỏ ra khỏi quy hoạch, 136 dự án thủy điện tạm dừng có thời hạn. “Vấn đề di dân tái định cư cần có chiến lược. Tái định cư liên huyện, liên tỉnh, nếu cần phải tổ chức một cuộc “đại di dân” từ vùng này sang vùng khác chứ không thể làm nhỏ lẻ ở một vùng” - ông Hùng nói.
Với những ý kiến, đề xuất của các địa phương, ban ngành chức năng cũng như các chuyên gia, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội sẽ tổng hợp đưa vào báo cáo giám sát trình Quốc hội và kiến nghị các ngành chức năng xem xét sửa đổi, bổ sung phù hợp.
Trích dẫn tại: