Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Nghiên cứu cho thấy khói bụi ‘tận thế’ tại Trung Quốc có liên quan tới hiện tượng băng tan

  |   Viết bởi : Người dịch: Đinh Hoàng Hà Diệp

8:30 AM

Một Nghiên cứu mới cho thấy biến đổi khí hậu đóng vai trò quan trọng trong những ngày ô nhiễm không khí cực cao gần đây tại Trung Quốc, và dường như càng khiến những ngày ‘không khí tận thế’ như vậy diễn ra thường xuyên hơn.
 


Các nhà nghiên cứu cho rằng hiện tượng băng tan nhanh chóng có liên quan tới ô nhiễm không khí của Trung Quốc. Ảnh: AP

 


Các nhà khoa học phát hiện rằng hiện tượng tan bang nhanh chóng tại Bắc Cực và tuyết rơi nhiều hơn ở Siberia, cả hai đều là kết quả của nóng lên toàn cầu, đang thay đổi các đặc trưng mùa đông ở khu vực Đông Trung Quốc. Các thời điểm không khí ngưng trệ diễn ra thường xuyên hơn, không phong tỏa được ô nhiễm và dẫn đến việc mức độ ô nhiễm không khí bị đẩy lên cao hơn.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy những thay đổi nóng lên nhanh chóng ở Bắc Cực đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới hàng trăm trong hàng triệu người dân sống dọc Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Mỹ cũng chứng kiến hiện tượng ngưng trệ các dòng khí tăng lên, điều này có thể dẫn đến ô nhiễm không khí cao hơn tại đây.
Giáo sư Vương Vũ Hàng tại Georgia Tech ở Mỹ, trưởng nhóm nghiên cứu này cho biết “Những thay đổi nhanh chóng trong hiện tượng nóng lên tại cực đang thực sự có ảnh hưởng lớn tới Trung Quốc. Xả thải tại Trung Quốc đã giảm trong vòng 4 năm qua nhưng sương bụi khắc nghiệt mùa đông không trở nên khá hơn. Hầu hết đó là bởi những thay đổi nhanh chóng tại các khu vực cao vùng cực nơi mà băng giảm tuyết tăng. Việc nhiễu loạn này khiến các dòng khí lạnh không tới được các khu vực Đông Trung Quốc, nơi mà đáng ra các dòng khí lạnh có thể quét trôi ô nhiễm không khí.”
Nghiên cứu mới rất có sức thuyết phục, theo Giáo sư Jennifer Francis, tại Đại học Rutgers ở Mỹ, người đã phát biểu rằng mọi người nên quan tâm hơn tới các bằng chứng ngày càng nhiều về việc Bắc Cực đang tan chảy ảnh hưởng đến phía Nam. “Không phải tất cả các ảnh hưởng của tan băng Bắc Cực là xấu – như việc giảm những đợt rét đột ngột của mùa đông – nhưng hầu hết đều là những ảnh hưởng tiêu cực tới hàng tỷ người đang sống trong vùng ôn đới.
Ô nhiễm không khí gây ra 1.4 triệu ca chết yểu hàng năm tại Trung Quốc và “không khí tận thế” vào năm 2013, khi mà mức độ ô nhiễm tăng cao đến 10 lần so với giới hạn của quốc gia, đã gây chú ý trên toàn cầu. Đại sứ quán Mỹ đã đăng bài trên twitter về không khí “tệ đến điên rồ”, điều này đã khiến chính quyền Trung Quốc phải mở những báo cáo của quốc gia và rồi sau đó tìm cách giảm mức độ ô nhiễm vào cuối năm 2013.

 

 

 

Mưa dày ở miền đông Trung Quốc trong sự kiện ô nhiễm không khí cực đoan vào tháng 1 năm 2017. Ảnh: VIIRS/Suomi NPP/Nasa


Tuy nhiên, dù đã cắt giảm lượng xả thải, giúp không khí hè trong sạch hơn, sương bụi mùa đông vẫn còn là một vấn đề nghiêm trọng, do đó đã thúc đẩy đội nghiên cứu của Giáo sư Vương điều tra. Nghiên cứu của họ được công bố trên tạp chí Khoa học Tiên tiến (Science Advances), chỉ ra rằng các thời kỳ ngưng trệ không khí ở miền Đông Trung Quốc có liên quan mật thiết tới những năm tỷ lệ băng Bắc Cực thấp và tỷ lệ tuyết ở Siberia cao.
Họ đã sử dụng các mẫu biểu khí hậu để chỉ ra những thay đổi này tại Bắc Cực có thể gây ra các vòm áp lực cao tại khu vực, điều này nghĩa là các dòng gió thấp sẽ thổi tích tụ ô nhiễm không khí lại thay vì thổi ô nhiễm không khí đi.

Hiện tượng “không khí tận thế” vào năm 2013 đồng thời đi kèm hiện tượng băng ở Bắc Cực xuống mức thấp kỷ lục vào cuối năm 2012 và lượng tuyết cao kỷ lục ở Bắc Siberia. Băng Bắc Cực đã hạ xuống mức thấp thứ hai trong cuối năm 2016 Trung Quốc lại một lần nữa vào mùa đông năm nay lại chạm mức ô nhiễm không khí cực cao vào mùa đông này. Giáo sư Vương nói rằng “2013 đã vượt ngưỡng” về những điều kiện thông khí kém tại phía Đông Trung Quốc, và mùa đông năm 2016-17 gần tệ như vậy”.

Báo cáo tổng kết lại rằng “các ngày sương bụi cao độ tại mùa đông sẽ dường như xuất hiện ngày càng dày đặc ở Trung Quốc” như việc biến đổi không khí tiếp tục làm Bắc Cực nóng lên. Giáo sư Vương phát biểu rằng điều này đẩy cao mức khẩn cấp trong việc cắt giảm cả ô nhiễm không khí lẫn xả thải carbon gây ra biến đổi khí hậu.

“Nếu chúng ta nhìn vào sự giảm thiểu sương bụi, nó không chỉ có nghĩa là các chất gây ô nhiễm không khí giảm xuống mà còn giảm cả xả thải khí nhà kính từ Trung Quốc và tất cả các quốc gia khác nên chúng ta có thể giảm việc biến đổi khí hậu tại Bắc Cực”
Theo nghiên cứu gần đây, xả khí nhà kính từ hoạt động của con người chiếm ít nhất một nửa, và có thể lên tới 2/3 nguyên nhân gây ra giảm băng ở Bắc Cực kể từ cuối những năm 1970.

Nguồn: TheGuardian
Người dịch: Đinh Hoàng Hà Diệp