Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Người dân lưu vực Mekong lên tiếng về những quan ngại xung quanh vấn đề phát triển thủy điện

  |   Viết bởi : Dịch từ: http://vietnamnews.vn/society/242941/mekong-residents-voice-their-concerns.html

Một đoạn của dòng sông Mekong chảy qua thành phố Cần Thơ. Những người dân địa phương ở đây đang lo lắng về ảnh hưởng của việc suy giảm nguồn nước ...

tr2

Một đoạn của dòng sông Mekong chảy qua thành phố Cần Thơ.

Những người dân địa phương ở đây đang lo lắng về ảnh hưởng của việc suy giảm nguồn nước của dòng sông Mekong

Cư dân sống tại lưu vực sông Mekong nhấn mạnh sự lo ngại về sự suy giảm nước trên dòng sông này và tác động của nó đối với nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh kế của hàng triệu người dân sinh sống trong khu vực. Ngày hôm qua (1/8) tại một diễn đàn được tổ chức bởi Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN), Liên minh Cứu trợ sông Mekong, Viện Sinh thái miền Nam và Đại học An Giang, các đại diện cộng đồng đến từ Campuchia, Thái Lan và khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã nêu lên các mối quan tâm lo ngại và cho biết cuộc sống của họ đã và đang thay đổi theo chiều hướng tiêu cực vì những thay đổi của mực nước sông.

Họ yêu cầu các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và các quan chức nhà nước tìm ra các giải pháp thích hợp để cân bằng việc sử dụng nước giữa các quốc gia và khu vực nhằm đảm bảo sinh kế của họ và tương lai của lưu vực trong những thập kỷ tới.

Hiện có 5 con đập lớn đang hoạt động dọc theo sông Cửu Long và hơn 12 dự án xây dựng đập khác đã được đề xuất. Những con đập này có thể sẽ lấy đi một lượng nước lớn từ sông, thay đổi dòng chảy tự nhiên và phá hủy môi trường sống của loài cá. Hơn 130 nhà khoa học, nông dân và các quan chức từ các cơ quan có liên quan tham gia diễn đàn này. Đại diện cho nông dân từ tỉnh Cà Mau, tỉnh cuối cùng của khu vực miền Nam đất nước, bà Huỳnh Thị Kim Duyên cho biết bà và những người dân địa phương đang chứng kiến sự xói mòn ngày càng nặng nề hơn tại các bờ sông trong khu vực sống của họ.

Bà Duyên là thành viên của Hội Phụ nữ tỉnh Cà Mau đồng thời cũng là một người nông dân, đã thấy được sự thay đổi dòng chảy tự nhiên dẫn đến xói mòn, dẫn đến thay đổi khu vực phía trên đập thủy điện hay tác động về biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, bà lưu ý rằng một con đập nhỏ được xây dựng trên Quản Lộ - Phụng Hiệp đã biến thành một kênh chết. "Tôi nghĩ rằng các đập lớn hơn sẽ làm tác động nghiêm trọng tới các con sông là nhánh của sông Mekong. Ngoài ra, xói mòn và suy giảm lượng cá đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương. Người dân phải di chuyển từ các khu vực dễ bị xói mòn đến các khu vực đô thị để tìm việc làm” bà Duyên cho biết.

Kong Chanthy, một nông dân Campuchia cho biết trường hợp tương tự cũng đã xảy ra trong cộng đồng của ông. Lượng nước thấp ở sông Mê Công đã ảnh hưởng đến trồng trọt, trong khi đó ô nhiễm tăng lên gây trở ngại cho việc nuôi trồng thủy sản của địa phương ông. Nghiên cứu trong năm năm qua đã chỉ ra rằng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và đánh bắt cá của cư dân sống trong lưu vực đã giảm nghiêm trọng. Omboun Thipsuna, đại diện cho bảy tỉnh đông bắc Thái Lan, đã khiển trách các đập thủy điện là nguyên nhân gây ra lũ lụt đột ngột và hạn hán bất ngờ xảy ra ở các tỉnh này,

Thipsanu cũng cho biết sự thay đổi mức nước dọc theo Đồng bằng Mekong gây ảnh hưởng tới sinh kế của nông dân và ngư dân. Tại Bung Kan là một ví dụ, thu nhập trung bình từ nghề cá giảm 37,000 bạt (1,200 đô) đến 5,000 bạt (166 đô) một năm trong vòng 5 năm qua. Cũng trong khoảng thời gian này, thu nhập nông nghiệp giảm từ 3,800 bạt xuống 2,800 một năm.

Phát biểu tại diễn đàn, Tiến sĩ Dương Văn Ni – Đại học Cần Thơ đã khẳng định về hiện tượng mà các nông dân và ngư dân đã quan sát được. Ông cho biết “nước trong sông Mekong đã cho thấy những dấu hiệu thay đổi trong mực nước và chất lượng nước. Số lượng loài cá gần đây đã giảm xuống 1/3” ( theo nghiên cứu mà ông đã thực hiện tại Campuchia và Việt Nam). Ông Ni cũng dự báo về sự thiếu hụt nguồn nước canh tác nghiêm trọng tại vùng Biển Hồ Campuchia và đồng bằng sông Cửu Long

Các chuyên gia tại diễn đàn cho biết các đập thủy điện đã làm thay đổi mực nước và dòng chảy của sông Mekong và các mối quan tâm lo ngại của các cư dân đang sống trong lưu vực là dễ hiểu. Họ đang kêu gọi các quan chức nhà nước và các nhà hoạch định chính sách cùng ngồi lại để đưa ra thỏa thuận về việc chia sẻ nguồn nước từ sông Mekong một cách phù hợp nhất – VNS.

Dịch từ: http://vietnamnews.vn/society/242941/mekong-residents-voice-their-concerns.html