Người dân tại đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam đã lên tiếng phản đối công trình đập thủy điện Don Sahong của Lào đang xây dựng trên dòng chính ...
Người dân tại đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam đã lên tiếng phản đối công trình đập thủy điện Don Sahong của Lào đang xây dựng trên dòng chính sông Mê Công.
Một người dân địa phương đang giải thích luồng di cư của cá sẽ ảnh hưởng như thế nào nếu công trình thủy điện Don Sahong được xây dựng trong hội thảo ngày 20/11/2014 tại An Giảng. (Nguồn ảnh: mạng lưới sông ngòi Việt Nam)
Sự phản đối này được thể hiện vào cuối tháng 11 sau chuyến khảo sát gần 2 tuần tại các xã của Cần Thơ và 5 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long. Nhóm khảo sát đã nhận được 758 phiếu trả lời của người dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Họ đều cho biết họ không biết bất kỳ thông tin gì về con đập này nhưng họ đều kết luận rằng người dân Việt Nam sẽ không có bất kỳ lợi ích nào từ công trình này.
Theo tài liệu khảo sát, khoảng 20 triệu cư dân của vùng đồng bằng sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khan khi đập DonSahong được xây dựng. Sự sụt giảm phù sa sẽ làm cho đất hạ lưu không còn phù hợp để canh tác và cuối cùng dẫn đến xói mòn, phá hoại công trình ven sông. Hạn hán và xâm nhập mặn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong mùa khô. Cùng với đó là suy giảm của ngành thủy sản và các loài cá tự nhiên khác, con đập này sẽ làm đảo lộn tới hàng triệu sinh kế của người dân.
Một lượng lớn người dân ở nông thôn Việt Nam sẽ bị buộc phải di cư đến các thành phố kiếm việc làm ở các nhà máy, tạo ra một cuộc khủng hoảng dân số và việc làm ở thành phố.
Mặc dù công trình đập đầu tiên, Xayaburi, đã bắt đầu và nhiều con đập khác được dự kiến xây dựng trên dòng chính sông Mê Công nhưng đây là lần đầu tiên người dân của một nước được tham vấn ý kiến về các dự án trên dòng sông Mê Công.
Vào tháng Chín năm 2013, Lào đã công bố kế hoạch xây dựng dự án Don Sahong ngay giữa con đường cá di cư, khoảng hai cây số từ Campuchia và 420 km từ Việt Nam. Báo cáo cuối cùng được dự kiến sẽ được trình tại Hội nghị Bộ trưởng các khu vực vào tháng Giêng tới.
Trong tháng 11 năm 2012, Lào đã chính thức khởi công xây dựng dự án đập Xayaburi 3,8 tỷ đô bất chấp sự phản đối kịch liệt từ các nhóm môi trường và các nước láng giềng. Những người phản đối cho rằng 810 mét (2600 feet) đập sẽ gây ra thiệt hại sinh thái khổng lồ trên sông là nguồn cung cấp thức ăn cho khoảng 60 triệu người. Các nhóm môi trường đã kêu gọi chính phủ Việt Nam để thuyết phục các đối tác Lào từ bỏ dự án.Họ cũng kêu gọi các cư dân của các nước lân cận để lên tiếng thay cho họ.
"Mọi thứ đang dần thay đổi và quyết tâm mạnh mẽ của các Tổ chức Xã hội Dân sự trong toàn bộ khu vực để bảo vệ các quyền của người dân bị ảnh hưởng và môi trường đã được đền đáp," Ông Marc Goichot – đại diện nhóm môi trường chương trình Greater Mekong của WWF về thủy điện bền vững cho biết.
Trong tháng sáu, tòa án Thái Lan đã chấp nhận đơn kiện của người dân Thái Lan chống lại Công ty Diện lực Thái Lan (EGAT) và bốn cơ quan nhà nước khác đã đồng ý mua điện từ các dự án Xayaburi. Thái Lan có kế hoạch mua khoảng 95 phần trăm điện năng sinh ra bởi các đập trên dòng chính.
PanNature, một tổ chức làm việc trong lĩnh vực môi trường tại Hà Nội, đã đề xuất một cuộc họp để phản đối việc xây đập trên dòng chính vào tháng Chín năm ngoái, khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện 15 dự án thủy điện trên sông Mê Công, trong khi Lào, Thái Lan, Campuchia lên kế hoạch cho 11 dự án khác.
Các chuyên gia cho rằng, trong trường hợp ít gây ảnh hưởng nhất, các đập sẽ phá hủy các cánh đồng lúa và nguồn thủy sản cũng chính là thế mạnh của khu vực và ước tính thiệt hại hàng năm sẽ lên tới 1 tỉ USD.Còn trường hợp xấu nhất là 1 con đập bị vỡ sẽ làm tràn 30 tỷ mét khối nước xuống khu vực hạ lưu sông.
Ông Goichot cũng cho rằng " Vì hai dự án Xayaburi và Don Sahong, sông Mekong đã được xác định là một điểm nóng trên toàn thế giới. Việt Nam, là quốc gia nằm cuối hạ lưu sông Mê Công có thể sẽ bi thiệt hại rất lớn, nhưng hàng triệu người ở Campuchia Lào và Thái Lan cũng đang có nguy cơ đối mặt với nguy hiểm”. "Các mối đe dọa cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long là có thật và chúng đang diễn ra; vùng đồng bằng đang chìm và bị thu hẹp dần; Đập Xayaburi sẽ làm trầm trọng thêm xu hướng này với những hậu quả môi trường, kinh tế - xã hội to lớn cho người dân Việt Nam."
Nguồn dịch từ: http://www.thanhniennews.com/politics/vietnam-farmers-bristle-at-laoss-planned-mekong-river-dam-34734.html