Bà Ngụy Thị Khanh đã sử dụng các nghiên cứu khoa học và hợp tác với các cơ quan nhà nước Việt Nam nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển năng lượng dài hạn bền vững ở Việt Nam. Nêu bật những phí tổn và tác động môi trường của nhiệt điện than, cô đã hợp tác với các cơ quan chức năng nhằm giảm sự lệ thuộc vào than và hướng tới một tương lai năng lượng xanh hơn.
Quỹ môi trường Goldman hôm nay công bố bảy người nhận Giải thưởng Môi trường Goldman năm 2018, giải thưởng lớn nhất thế giới dành cho các nhà hoạt động môi trường cơ sở. Bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) vinh dự là người Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng cao quý này.
NHỮNG HIỂM HỌA RÕ RÀNG CỦA NĂNG LƯỢNG THAN
Nền kinh tế phát triển bùng nổ đã khiến cho nhu cầu điện của Việt Nam tăng khoảng 12%/năm trong thập kỷ qua. Việt Nam là một trong bốn nước châu Á đứng đầu thế giới về xây dựng mới nhiệt điện than. Sau khi đã khai thác gần hết tiềm năng thủy điện, năm 2011 chính phủ Việt Nam đã chuyển sang phát triển nhiệt điện than và điện hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai. Một lượng khá lớn than sử dụng ở Việt Nam là than nhập khẩu, làm gia tăng sự lệ thuộc của đất nước vào các nguồn nhập khẩu đắt đỏ.Là một loại nhiên liệu phát điện gây ô nhiễm nhất, than đá gây ra 40% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và là một nguồn chủ yếu gây ô nhiễm không khí và nước.
Năm 2011, chính phủ Việt Nam công bố Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030 (Quy hoạch điện 7), trong đó vạch ra nhu cầu năng lượng của đất nước trong tương lai và đặt mục tiêu đạt tổng công suất 75.000 MW nhiệt điện than đến năm 2030. Một nghiên cứu năm 2015 của Đại học Harvard kết luận rằng ô nhiễm không khí sẽ khiến khoảng 20.000 người chết sớm mỗi năm nếu tất cả các nhà máy nhiệt điện than theo quy hoạch được xây dựng ở Việt Nam.
MỘT NHÀ KHOA HỌC CẨN TRỌNG VÀ MỘT NGƯỜI XÂY DỰNG SỰ ĐỒNG LÒNG KHIÊM TỐN
Ngụy Thị Khanh, 41 tuổi, sinh ra trong một gia đình nông thôn tại Bắc Am, một ngôi làng ở miền Bắc Việt Nam. Lớn lên gần một nhà máy nhiệt điện than, chính Khanh đã phải chịu đựng ô nhiễm và bụi do hoạt động của nhà máy này gây ra và chứng kiến nhiều người trong khu vực mắc bệnh ung thư. Khanh theo học lịch sử, tiếng Pháp và ngoại giao và từng dự định trở thành một nhà ngoại giao. Tuy nhiên, cô lại luôn đam mê với lĩnh vực môi trường và sau khi tốt nghiệp đại học, cô bắt đầu làm về bảo tồn tài nguyên nước và phát triển cộng đồng cho một tổ chức phi lợi nhuận nhỏ của Việt Nam.
Năm 2011, Khanh thành lập Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam, quản lý tốt hơn tài nguyên nước, không khí và phát triển xanh. Cô đồng thời là thành viên sang lập Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam, một mạng lưới gồm 11 tổ chức Việt Nam và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực môi trường và xã hội cùng hợp tác về các vấn đề năng lượng khu vực. Cô chủ yếu tập trung làm việc với các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách về năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng nhằm giảm sự lệ thuộc vào các dạng nhiên liệu hóa thạch và điện than.
HỢP TÁC VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÌ MỘT TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG BỀN VỮNG
Quy hoạch điện 7 dự báo tăng trưởng kinh tế ở mức cao sẽ khiến nhu cầu năng lượng của Việt Nam tăng mạnh. Tuy nhiên, nghiên cứu của Khanh lại dự báo tăng trưởng kinh tế và nhu cầu năng lượng sẽ phát triển ở mức khiêm tốn hơn. Ngoài ra, cô cũng bày tỏ lo ngại về kế hoạch dựa quá nhiều vào than đá, và những tác động đến an ninh năng lượng lâu dài và biến đổi khí hậu đối với Việt Nam.
Khanh học hỏi mọi thứ có thể liên quan nhiệt điện than và biến đổi khí hậu, đồng thời cùng với các đồng nghiệp và các cơ quan chức năng phát triển một kế hoạch thay thế mang tính bền vững hơn. Năm 2013, cô đã hợp tác cùng các chuyên gia năng lượng và đã cho ra đời một nghiên cứu về cơ hội giảm tỷ trọng nhiệt điện than trong tổng cơ cấu nguồn cung năng lượng theo hướng ủng hộ sự phát triển của các nguồn năng lượng bền vững. Nghiên cứu đã chỉ rõ sự đắt đỏ và nguy hại của nhiệt điện than khi nó được chọn là một nguồn phát điện chủ yếu và đề xuất các giải pháp thay thế.Cùng thời điểm đó, những vụ việc về môi trường liên quan đến năng lượng than ở Việt Nam đã nêu bật lên những hiểm họa của nhiệt điện than và thúc đẩy dư luận thảo luận nhiều hơn về tương lai năng lượng Việt Nam. Khanh đã tổ chức các hoạt động đào tạo và truyền thông cho 8 cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các vấn đề môi trường liên quan đến than.Cô đã làm việc với báo chí để đăng tải các bài báo dựa trên những bằng chứng thực tế về nhiệt điện than và tác động của nó và tham dự nhiều cuộc thảo luận về ô nhiễm không khí.
Thông tin rộng rãi trên báo chí và những cuộc tranh luận công khai về năng lượng than đã cho phép Khanh và GreenID hợp tác với chính phủ Việt Nam về một kế hoạch phát triển năng lượng sửa đổi. Tháng 1/2016, chính phủ đã tuyên bố sẽ xem lại kế hoạch phát triển toàn bộ các nhà máy nhiệt điện than mới và khẳng địnhViệt Nam sẽ thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế nhằm giảm khí nhà kính.
Nghiên cứu và sự hợp tác của Khanh về một kế hoạch năng lượng quốc gia bền vững hơn về mặt môi trường đã tích cực hỗ trợ chính phủ Việt Nam cho ra đời Quy hoạch điện 7 điều chỉnh công bố tháng 3/2016. Quy hoạch này giảm đáng kể số nhà máy nhiệt điện than so với kế hoạch trước đây đồng thời tiếp thu đề xuất của Khanh trong việc tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối lên 21% trong kế hoạch nguồn điện tổng thể đến năm 2030. Với những hoạt động đó, Khanh đã góp phần giúp định hướng Việt Nam theo con đường độc lập về năng lượng. Cô cam kết hợp tác với các đối tác và chính phủ nhằm hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang các giải pháp năng lượng tái tạo và bền vững.
Về giải thưởng môi trường Goldman Giải thưởng Môi trường Goldman được thành lập vào năm 1989 bởi các nhà lãnh đạo công dân San Francisco và các nhà từ thiện Richard và Rhoda Goldman. Những người đoạt giải được lựa chọn bởi một ban giám khảo quốc tế từ những đề cử bí mật do một mạng lưới các tổ chức và cá nhân môi trường trên toàn thế giới đệ trình. Những người đoạt giải sẽ được trao Giải thưởng tại buổi lễ chỉ bao gồm các khách mời vào lúc 5:30 chiều nay tại Nhà hát lớn San Francisco (sự kiện này sẽ được trình chiếu trực tuyến tại www.goldmanprize.org/ceremony). Buổi lễ tại Tòa nhà Ronald Reagan và Trung tâm Thương mại Quốc tế ở Washington, D.C., sẽ diễn ra vào Thứ Tư 25 tháng 4, lúc 7:30 tối. Những người đoạt giải năm nay là:
|
------
The Goldman Environmental Foundation today announced seven recipients of the 2018 Goldman Environmental Prize, the world’s largest award for grassroots environmental activists. Awarded annually to environmental heroes from each of the world’s six inhabited continental regions, the Goldman Environmental Prize recognizes grassroots activists for significant achievements to protect the environment. Mrs. Nguy Thi Khanh - Director of Green Innovation and Develoment Center is one of seven heros get the Prize.
Khanh Nguy Thi used scientific research and engaged Vietnamese state agencies to advocate for sustainable long-term energy projections in Vietnam. Highlighting the cost and environmental impacts of coal power, she partnered with state officials to reduce coal dependency and move toward a greener energy future.
THE PROVEN DANGERS OF COAL
As its economy booms, Vietnam’s electricity needs have been growing at roughly 12% per year for the past decade. Vietnam is one of four Asian nations that lead the world in new coal plant construction. After exploiting most of its hydropower potential, in 2011 the Vietnamese government turned to coal and nuclear to meet its future energy needs. A large portion of the coal burned in Vietnam is imported, increasing the country’s reliance on expensive imports. As the dirtiest form of electricity generation, coal is responsible for 40% of global greenhouse gas emissions and is a major source of air and water pollution.
In 2011, the Vietnamese government published its 2011-2020 Power Development Plan, which outlined the country’s future energy needs and called for 75,000 megawatts of coal-fired power by 2030. A 2015 Harvard University study concluded that about 20,000 citizens per year would die prematurely as a result of air pollution if all proposed coal plants were built in Vietnam.
A methodical scientist and humble consensus builder
Khanh Nguy Thi, 41, was born into a rural family in Bac Am, a village in northern Vietnam. Growing up near a coal plant, she experienced firsthand the pollution and dust from coal operations and witnessed many people in her community develop cancer. Nguy Thi studied history, French, and diplomacy and had planned on becoming a diplomat. However, she was always passionate about the environment and, after graduating from college, began working on water conservation issues and community development for a small Vietnamese nonprofit organization.
In 2011, Nguy Thi founded the Green Innovation and Development Centre (GreenID) in order to promote sustainable energy development in Vietnam, as well as good water and air governance and green development. She also established the Vietnam Sustainable Energy Alliance, a network of 11 Vietnamese and international environmental and social organizations that collaborate on regional energy issues. She is deeply focused on engaging with experts and decisionmakers on renewable energy and energy efficiency in order to reduce dependence on fossil fuels and coal power.
Collaborating with state agencies for a sustainable energy future
Vietnam’s Power Development Plan predicted a dramatic increase in energy demands based on steep economic growth. Nguy Thi’s research suggested more modest energy needs and economic growth projections. Additionally, she was concerned about the plan’s heavy reliance on coal and the long-term energy security and climate implications for Vietnam.
Nguy Thi learned everything she could about coal and climate change, and worked with colleagues and officials to develop an alternate, more sustainable plan. In 2013, she collaborated with energy experts and produced a study on the opportunity to reduce the coal share of the power supply mix in favor of sustainable energy sources. The study detailed how expensive and risky coal was as a primary source of electric power, and proposed alternatives. Around the same time, several coal-related environmental disasters in Vietnam highlighted coal’s dangers and pushed the discussion about Vietnam’s energy future into the public domain. Nguy Thi organized training and communication activities in eight communities affected by the disasters. She worked with the media to publish evidence-based articles about coal and its impacts, and sat on several panels about air pollution.
The extensive media coverage and widespread public debate about coal allowed Nguy Thi and GreenID to collaborate with the Vietnamese government on a revised energy development plan. In January 2016, the government announced that it intended to review development plans for all new coal plants and affirmed Vietnam’s commitment to responsibly implement international commitments for reducing greenhouse gases.
Nguy Thi’s research and collaboration on a more environmentally sustainable national energy plan supported the Vietnamese government’s March 2016 announcement of its revised Power Development Plan. The revised plan significantly reduced the number of coal plants in the pipeline and incorporated Nguy Thi’s recommendation to increase renewable energy—such as wind, solar, and biomass—to 21% of the total energy plan by 2030. With these developments, Nguy Thi has helped guide Vietnam on a path toward energy independence. She is committed to working with her peers and the government to support Vietnam’s transition to renewable and sustainable energy solutions.
About the Goldman Environmental Prize The Goldman Environmental Prize was established in 1989 by late San Francisco civic leaders and philanthropists Richard and Rhoda Goldman. Prize winners are selected by an international jury from confidential nominations submitted by a worldwide network of environmental organizations and individuals. The winners will be awarded the Prize at an invitation-only ceremony today at 5:30 pm PDT at the San Francisco Opera House (this event will be live streamed online at www.goldmanprize.org/ceremony). A ceremony at the Ronald Reagan Building and International Trade Center in Washington, D.C., will follow on Wednesday, April 25, at 7:30 pm EDT. This year’s winners are:
|