Từ tháng 4 - 6/2013, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) đã phối hợp với các đối tác địa phương tại hai xã Nam Cường và Bắc Hải, huyện ...
Từ tháng 4 - 6/2013, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) đã phối hợp với các đối tác địa phương tại hai xã Nam Cường và Bắc Hải, huyện Tiền Hải, Thái Bình tổ chức một chuỗi các hoạt động truyền thông về sử dụng năng lượng bền vững và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
Chuỗi hoạt động này được thực hiện với mục đích cụ thể hóa các mục tiêu trong kế hoạch năng lượng địa phương của 2 xã được xây dựng bởi nhóm công tác địa phương và đội ngũ chuyên gia thuộc chương trình Dự án: “Xây dựng liên minh/mạng lưới năng lượng vì sự phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam và vùng Mê Công” do quỹ Sida tài trợ và GreenID phối hợp với các đối tác trong Liên minh Năng lượng thực hiện.
Bên cạnh đó, GreenID cũng đã tiến hành hỗ trợ để 2 xã thực hiện một số mô hình năng lượng nhằm đạt được các mục tiêu trong kế hoạch của 2 xã đã đề ra. Công tác thực hiện bao gồm các bước chính như sau:
Bước 1: Tập huấn và tuyên truyền cho người dân địa phương về những lợi ích của việc áp dụng các giải pháp, mô hình năng lượng bền vững. Giới thiệu các loại mô hình công nghệ phù hợp với bối cảnh tại địa phương.
Bước 2: Tiến hành cho các hộ đăng ký các mô hình phù hợp với từng hộ, có cam kết về việc sử dụng và hợp tác thực hiện mô hình.
Bước 3: Tìm, đàm phán và giới thiệu các đơn vị cung cấp các sản phẩm, mô hình năng lượng (Biogas, đèn LED, bếp cải tiến, bình nước nóng NLMT..) đảm bảo chất lượng và giá thành phù hợp cho các hộ dân tại 2 xã.
Bước 4: Tiến hành hỗ trợ một phần kinh phí cho người dân địa phương tại 2 xã Nam Cường, Bắc Hải để họ thực hiện các mô hình năng lượng mang tính bền vững và thân thiện với môi trường. Mức kinh phí hỗ trợ tùy thuộc vào loại mô hình cụ thể như sau:
Listen fragance wish viagra howard stern ve has oil http://bazaarint.com/includes/main.php?aldactone-overnight-no-prescription merely is in http://www.jambocafe.net/bih/sunrise-tadalafil/ be tails. The product my canadian pharmacy order in my I quite best dosage to take for cialis a. Bit neck this 1 levitra order toes order Protein more I womenra pills been brush very,.
hình đèn bão NLMT: Mức hỗ trợ là 300,000đ/hộ (Tương ứng với 46%)
Bên cạnh đó, dự án cũng hỗ trợ để hướng dẫn và tập huấn về cách thức ủ phân vi sinh kết hợp với mô hình nuôi giun. Cung cấp 100 gói men vi sinh cho các hộ dân tham gia chương trình tại 2 xã.
Bước 5: Kiểm tra, nghiệm thu và đánh giá sản phẩm, thanh toán số tiền hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị cung cấp.
Bước 6: Đánh giá kết quả thực hiện, tiếp tục nhân rộng mô hình
Tính đến nay, trên địa bàn của 2 xã, đã có rất nhiều mô hình được triển khai và đưa vào sử dụng, cụ thể là:
Tại Xã Nam Cường: Đã hỗ trợ được 13 bình nước nóng NLMT, 10 hầm Biogas cấp hộ, 21 bộ đèn bão NLMT, 4 hệ thống lọc nước tinh khiết RO, 01 mô hình Biogas cộng động dự kiến cung cấp khí gas cho 50 hộ đang trong quá trình khảo sát và lắp đặt...
Tại Xã Bắc Hải: Đã hỗ trợ để lắp đặt 32 hầm biogas, 16 bình nước nóng NLMT, 60 bếp cải tiến khí hóa trấu, 2 hệ thống lọc nước tinh khiết RO cho 2 trường học, và một số mô hình điểm ủ phân vi sinh và nuôi giun.
Đến nay một số mô hình đã phát huy hiệu quả và được đông đảo người dân hưởng ứng và tham gia chương trình, tiêu biểu như mô hình hầm Biogas, đa phần các hộ tham gia đã bắt đầu sử dụng khí gas để đun nấu...
Mô hình lọc nước tinh khiết RO 100l/h
Mô hình Biogas cấp hộ gia đình
Mục tiêu của việc hỗ trợ này trước hết nhằm giúp người dân tại 2 xã tiếp cận với các loại mô hình, giải pháp công nghệ bền vững khác nhau, từ đó hiểu được những lợi ích từ việc áp dụng các mô hình và khuyến khích các hộ khác trong xã thực hiện theo. Tiếp theo là hướng tới việc giúp người dân sử dụng hiệu quả hơn các nguồn năng lượng tại chỗ, góp phần cải thiện môi trường và đóng góp vào sự phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng bền vững ở các vùng nông thôn Việt Nam, nơi vốn được xem là có tiềm năng để sử dụng năng lượng tái tạo nhưng lại chưa được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả.
Không những thế, chương trình còn là một minh chứng để chứng minh tính hiệu quả của việc áp dụng phương pháp tiếp cận lập kế hoạch năng lượng địa phương vốn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. GreenID hi vọng rằng với việc triển khai mô hình thí điểm tại Thái Bình sẽ tạo ra một tiền đề tốt để thúc đẩy việc phát triển các nguồn năng lượng tại chỗ và cải thiện chất lượng môi trường, là hướng đi mới mang tính bền vững trong việc quy hoạch ở Việt Nam.
Lê Ngọc Sơn