Khi nhìn vào những số liệu công bố ban đầu trong các phương án (PA) của quy hoạch điện VIII nhằm góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về năng lượng chính là quy hoạch nhằm thực hiện một trong mục tiêu quan trọng của các mục tiêu cụ thể tại điểm b, mục 2 được đề ra trong Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, khi xem các giải pháp quan trọng chúng tôi không khỏi băn khoăn sự khuyết thiếu, tính chưa đồng bộ của bản quy hoạch công bộ sơ bộ ban đầu này. Có lẽ chương tính toán về yêu cầu về vốn đầu tư cho thực hiện phát triển các nguồn năng lượng chưa nêu lên ở đây. Dưới góc nhìn tài chính, tôi cho rằng các chương trình, dự án phát triển năng lượng, nhất là năng tái tạo cần bao nhiêu vốn đầu tư? Ai (chủ thể nào) là người có thể huy động? huy động từ các kênh nào? Công cụ tài chính huy động là gì? Các điều kiện có thể gọi được nguồn vốn lớn, giá vốn hợp lý? Các chính sách về tài chính, tín dụng của đất nước cần đổi mới như thế nào để có thể thực hiện được quy hoạch này có lẽ vẫn còn bỏ ngỏ. Bài viết này, xin tập trung bàn về vấn đề về tài chính đầu tư cho các chương trình, dự án để thực thi quy hoạch điện VIII (QHĐ8) với mong muốn góp một số giải pháp quan trọng trong thực hiện huy động nguồn vốn của toàn xã hội cũng như từ nước ngoài nhằm thúc đẩy thực thi tốt chiến lược quốc gia về phát triển năng lượng tái tạo.
Nhìn nhận góc độ tài chính để có thể thực hiện được QHDD8 chúng tôi đánh giá trên góc cạnh sau:
1.Yêu cầu vốn đầu tư cực lớn cho ngành điện
Mặc dù chưa có tính toán cụ thể về yêu cầu vốn cho thực hiện chiến lược QHĐ8, tuy nhiên chúng tôi giả định rằng yếu cầu vốn sẽ được điều chỉnh tăng thêm khoảng 5% tức từ năm 2016-2030 ngành điện cần khoảng 155 tỷ USD (không tính các nguồn điện liên quan BOT), nếu loại trừ đi khoảng 40 tỷ USD của giai đoạn 2016-2020 là 40 tỷ USD, còn lại từ nay đến 2030 cần huy động được nguồn vốn khổng lồ 115 tỷ USD, bình quân 1 năm cần huy động trên 11 tỷ USD, chưa kể các tiểu ngành khác của ngành năng lượng. Đây chắc chắn sẽ là thách thức cực lớn bảo đảm tính hiện thực của QHĐT8. Giải bài toán này như thế nào trong khi các nút thắt về cơ chế chính sách vẫn chưa được tháo gỡ một cách đồng bộ và bảo đảm phát triển ngành điện bền vững, có tính cạnh tranh cao và theo đúng nguyên lý thị trường.
Mặc dù sẽ là rất thách thức nhưng điều quan trọng nhất là NQ55 của BCT đã có quan điểm rất rõ,đưa ra định hướng, giải pháp lớn đó là: (i)thu hút vốn đầu tư ngoài nhà nước có nghĩa là các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước; (ii) chính sách tín dụng linh hoạt hiệu quả ưu tiên đặc biệt dự án xanh; (iii) chính sách thuế nhắm đến khuyến khích sản xuất năng lượng sạch và tái tạo; (iv)Xây dựng cơ sở pháp lý để hình thành và vận hành quỹ phát triển năng lượng bền vững; (v) hoàn thiện cơ chế và thực hiện chính sách về tiêu chuẩn tỉ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu đầu tư và cung cấp năng lượng (xem đầy đủ mục 6 gạch đầu dòng thứ 2 NQ55). Với 5 nội dung quan trọng nêu trên đều được xoay quanh 2 chính sách và các công cụ của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Vấn đề gấp rút hiện nay là tổ chức triển khai cụ thể thành các chính sách có tính pháp lý và cam kết cao của Chính phủ.
2. Các chủ thể có thể tham gia bỏ vốn sản xuất kinh doanh điện, nhất là NLTT
2.1. Chủ thể đầu tiên đó là từng công ty thành viên trong tập đoàn EVN, cho đến hiện nếu tính bình quân chung về giới hạn đi huy động nguồn vay của chủ nợ, qua vay tín dụng hay phát hành trái phiếu (gồm cả trái phiếu xanh) cho thấy đây là bài toán gần như giới hạn kịch khung. Vì, nếu tính chung tổng thể tài sản vốn của tập đoàn EVN (mắc dù EVN là một group EVN mẹ không thể bao trùm lên các công ty con mà tư cách pháp nhân là độc lập) thì cuối năm 2019 là 712.678 tỷ đồng (tăng 6.174 tỷ đồng so với năm 2018), trong đó vốn chủ sở hữu là 219.092 tỷ đồng (tăng 1.646 tỷ đồng). Theo đó, tổng nguồn vốn đi vay chung của các công ty trong EVN là 493.586 tỷ đồng, bằng 2,25 lần so vốn chủ sở hữu.
Theo tôi được biết hiện nay khi trển khai các dự án lớn từ vài ngàn tỷ đồng trở lên cần đi vay các ngân hàng trong nước, thì phần lớn giới hạn cho vay đối với một khách hàng hoặc nhóm khách hàng có liên quan trong EVN đều vượt khung quy định 15% vốn tự có của TCTD với 01 khách hàng hoặc 25% vốn tự có đối với nhóm khách hàng liên quan. Và trường hợp đặc biệt này đều phải trình Thủ tướng chính phủ. Tuy nhiên, việc dư nợ cho vay quá tập trung vào 01 khách hàng hay 01 nhóm khách hàng có liên quan đều là cảnh báo rủi ro lớn cho các ngân hàng theo thông lệ quốc tế (Basel two). Nhìn về dài hạn để bảo đảm ỏn định hệ thống tài chính và ổn định kinh tế vĩ mô trong quản trị của mình Chính phủ cũng không thể phá vỡ những giới hạn đã được quy định.
Vì vậy giả định loại trừ khả năng vaycác ngân hàng trong nước, thì với mức vốn đi vay đã bằng 2,25 lần so vốn chủ sở hữu, các tổ chức tài chính quốc tế sẽ đòi hỏi rất cao về điều kiện tín dụng, cần có bảo lãnh của Chính phủ, lúc này chạm tới trần nợ công quốc gia và trên thực tế những năm gần đây CP không bảo lãnh cho các DN vay vốn nước ngoài.
Tự tính toán nguồn vốn tái tục đầu tư từ nguốn khấu hao (lợi nhuận gần như không đáng kể, vì giá điện vẫn còn đang bù lỗ), phần vốn tự có 219 ngàn tỷ, tương đương 9,5 tỷ USD, mỗi năm khấu hao 10% tổng thể EVN có xấp xỉ 01 tỷ USD cho tái đầu tư phát triển dự án mới. Tương tự như vậy, phần dư nợ vay của chủ nợ trong giới hạn gấp 2,25 lần vốn chủ sở hữu hiện nay, cứ mỗi năm giảm 10% của 493, 5 ngàn tỷ đồng (tương đương 21,3 tỷ USD) thì tiếp tục có thể vay mới là 2,1 tỷ USD dưới các hình thức. Tính toán này được đặt trong giả thiết mọi điều kiện kinh doanh bình thường thì hàng năm tổng thể các công ty trong tập đoàn EVN có thể đầu tư tổng thể cho phát triển điện khoảng 3,1 tỷ USD.
2.2. Đối với các nhà đầu tư tư nhân (gồm cả tư nhân trong nước (gồm DN và hộ gia đình, ngoài nước – FDI).
Xét tổng thể với yếu cầu có sản lượng điện như QHDD8 thì số vốn cần xã hội hóa kêu gọi đầu tư từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước vào khoảng 8-9 tỷ USD/ năm. Đây là con số không phải quá lớn nếu chúng ta nhìn vào việc phát triển vượt bậc của nhà máy điện mặt trời và điện gió trong thời gian vừa qua: Theo thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tính đến hết ngày 30/6/2019 (với giá mua được phép là 9,35cent/KW), có 82 nhà máy điện mặt trời đã được Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia kiểm tra điều kiện và đóng điện thành công với tổng công suất là 4,646 MW – một con số không phải nhỏ. Chưa kể điện gió cũng nhiều nhà đầu tư nhòm ngó vấn đề giải bài toán lợi ích hợp lý và cam kết ổn định chính sách của Chính phủ đối với nhà đầu tư tư nhân.
Như vậy có thể thấy đối với DN có vốn đàu tư nước ngoài việc gọi vốn đầu tư vào lĩnh vực NLTT khoảng từ 5-7 tỷ USD hàng năm chiếm khoảng 70% số vốn cần huy động cho phát triển điện từ nguồn tái tạo là khả thi. Nếu như lợi ích đủ mức hấp dẫn các nhà đầu tư cũng như các cam kết của Chính phủ bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư có tính ổn định cao.
Còn lại khoảng từ 2-3 tỷ USD của DN tư nhân trong nước, nhất là hộ gia đình khi Việt Nam chủ trương phát triển mạnh điện áp mái. Vì mỗi hộ dân, mỗi trang trại có thẻ tận dụng phát triển kinh tế tuần hoàn, mức vốn đầu tư nhỏ lẻ được phân tán ở mức từ 35 tiệu đồng đến vài trăm triệu đối hộ gia đình hoặc chủ trang trại là có thể huy động được từ nguồn vốn cho vay bán lẻ của các TCTD. Vấn đề đặt ra là chính sách tiền tệ của NHNN sử dụng các cụ khuyên khích các TCTD cung cấp tín dụng linh hoạt như thế nào cho sản xuất điện áp mái?
2. Các kênh và sản phẩm huy động vốn
Nhìn vào thị trường tài chính trong nước hiện nay chúng ta đều có thể thấy được 4 kênh huy động vốn cho phát triển NLTT gốm: kênh tín dụng ngân hàng; kênh chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu, nhất là trái phiếu xanh); kênh vốn từ quỹ phát triển năng lượng bền vững quốc gia; kênh vốn tự bỏ vốn của DN, cá nhân trong nước.
Nhìn ra thị trường tài chính quốc tế, chúng ta có thể huy động kênh vốn tực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài (FDI); kênh gián tiếp là phát hành trái phiếu quốc tế (đặc biệt trái phiếu xanh); kênh vay vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế.
Về sản phẩm tài chính có thể sử dụng huy động vốn gồm: cổ phiếu,trái phiếu, vay tín dụng, thuê mua, L/C trả chậm, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai...
3. Các điều kiện điển hình có thẻ tiếp cận được các nguốn vốn
Đối vốn vay: trong 5 C gồm (charater, capital, cash follow, colateral, condition) có lẽ quan trọng nhất là dòng tiền của dự án, nói cách khác dự án phải có hiệu quả, mà ở các dự án NLTT tối quan trọng là giá FIT mua điện sẽ quyết định việc dự án có hiệu quả không và tính ổn định cam kết giá mua từ nhà nước theo vòng đời dự án;
Đối với trái phiếu, nhất là trái phiếu xanh: có nhiều tiêu chuẩn xong có 3 tiêu chuẩn mà các Việt gồm cả các TCTD chưa đáp ứng đủ: (i) Chấm điểm xếp hạng tín nhiệm; (ii) Thuê bến tư vấn độc lập đánh giá; (iii) Hạch toán minh bạch dòng tiền và giải ngân đúng vào dự án như cam kết nhà đầu tư trái phiếu- để bất cứ lúc nào nhà đầu tư cũng có thể kiểm tra dòng tiền trái phiếu đã đầu tư (online).
Đối vốn vay của tổ chức tài chính quốc tế nhất là quỹ khí hậu xanh toàn cầu, các ngân hàng lớn, ... phải là thành viên, phải có cơ quan thầm quyền quốc gia (NDA) đề cử về tiếp cận nguốn vốn xanh và phát triển bền vững từ các tổ chức tài chính quốc tế.
4. Giải bài toán nút thắt về chính sách
- Chính sách tài khóa: thuế và phí
- Chính sách tín dụng (CSTT): DTBB, lãi suất tái cấp vốn, tỷ lệ quy đổi tài sản có rủi ro; tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn sang cho vay trung dài hạn
- Chính sách về giá FIT mua điện
- Các cam kết ổn định chính sách so với vòng đời của dự án phát triển NLTT
- Chính sách bảo vệ môi trường và xã hội đối với các chương trình dự án phát triển điện cần đánh giá tuân theo 8 tiêu chuẩn (tiêu chuẩn 1- đánh giá quản lý các rủi ro và tác động đến môi trường và xã hội; tiêu chuẩn 1- Điều kiện việc làm và lao động; tiêu chuẩn 3- tiết kiệm tài nguyên và ngăn ngừa ô nhiễm; tiêu chuẩn 4- Sức khỏe, an toàn, an ninh cộng đồng; tiêu chuẩn 5- thu hồi đất tái định cư không tự nguyện; tiêu chuẩn 5- Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững; tiêu chuẩn 7- Người thiểu số bản địa; tiêu chuẩn 8- di sản văn hóa);
- Chính sách quy hoạch, cấp phép: giảm thiểu rủi ro gia tăng chi phí thuân thủ.
- Chính sách thuê mặt bằng (đất, nước):