Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Tuyển chuyên gia viết báo cáo nghiên cứu về tác động của nhiệt điện than tới ô nhiễm không khí và sức khỏe tại Việt Nam trên cơ sở phân tích kết quả của mô hình hóa

  |   Viết bởi : GreenID Vietnam

GreenID Vietnam cần tuyển 01 chuyên gia viết báo cáo nghiên cứu về tác động của nhiệt điện than tới ô nhiễm không khí và sức khỏe tại Việt Nam trên cơ sở phân tích kết quả của mô hình hóa.

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

1. Giới thiệu chung

Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) là một tổ chức phi lợi nhuận của Việt Nam được thành lập dưới Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) theo quyết định số 840/QD-LHH ngày 27/12/2011. GreenID là thành viên và điều phối của Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA). GreenID hoạt động để góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam và khu vực Mê Công và hiện đang nỗ lực để trở thành một tổ có uy tín và đi tiên phong trong thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam.

Từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 7 năm 2020, với sự hỗ trợ tài chính của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), GreenID hợp tác cùng Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) triển khai dự án “Không khí Sạch, Thành phố Xanh”. Mục tiêu của dự án là hướng tới huy động, kết nối các tổ chức, cá nhân tham gia vận động chính sách cải thiện môi trường; thúc đẩy sản xuất và sử dụng năng lượng sạch, bền vững; quản lý chất thải, triển khai sáng kiến về quy hoạch và sống xanh ở đô thị. Một trong những hoạt động để đạt được mục tiêu của dự án là Nghiên cứu về tác động của nhiệt điện than tới ô nhiễm không khí và sức khỏe tại Việt Nam. Nghiên cứu gồm hai phần: phần một là thu thập dữ liệu và chạy mô hình để đưa ra số liệu, phần này do nhóm chuyên gia quốc tế thực hiện; phần hai là viết báo cáo phân tích dựa trên kết quả của phần một.

Để thực hiện hoạt động trên, chúng tôi cần tuyển 01 chuyên gia để thực hiện phần hai của công việc nêu trên.

2. Mô tả công việc

Tư vấn sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Nghiên cứu kết quả của mô hình cùng phương pháp thực hiện và các số liệu đầu vào do nhóm chuyên gia quốc tế thực hiện ở phần 1 của nghiên cứu.
  • Viết báo cáo phân tích kết quả mô hình (theo mẫu nghiên cứu do GreenID cung cấp[1]). Nội dung chính của báo cáo gồm:
  • Phát thải của các nhà máy nhiệt điện than đang vận hành và tác động sức khỏe
  • Dự báo tác động trong tương lai theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh
  • Lợi ích giảm phát thải và tác động sức khỏe trong hai kịch bản phát triển năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do GreenID đề xuất.
  • Tham khảo TOR mô tả công việc của nhóm chuyên gia quốc tế (đính kèm) để nắm rõ kết quả đầu ra của phần 1 nghiên cứu
  • Trao đổi với nhóm chuyên gia quốc tế để hiểu phương pháp và kết quả của mô hình
  • Trình bày kết quả nghiên cứu tại các hội thảo tham vấn và chia sẻ báo cáo nghiên cứu.

3. Kết quả mong đợi

  • Bản thảo báo cáo phân tích kết quả từ mô hình được hoàn thiện trong tháng 6 năm 2019
  • Kết quả nghiên cứu ban đầu được gửi đi tham vấn chuyên gia và tại hội thảo tham vấn vào tháng 7 năm 2019
  • Báo cáo cuối cùng được chỉnh sửa sau khi có góp ý của chuyên gia trong tháng 8 năm 2019
  • Báo cáo nghiên cứu được trình bày bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

4. Yêu cầu đối với chuyên gia

  • Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực như mô hình hóa, quan trắc chất lượng không khí.
  • Có hiểu biết về hóa học khí quyển (atmospheric chemistry).
  • Có hiểu biết về phát thải của các nhà máy nhiệt điện than.
  • Có hiểu biết về tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe và dịch tễ học.
  • Có kinh nghiệm trong phân tích số liệu từ mô hình GEOS - Chem là một lợi thế.
  • Có kinh nghiệm viết báo cáo.

5.  Thời gian thực hiện và kinh phí

  • Thời gian thực hiện từ 18/5/2019 đến 30/8/2019. Với tổng số ngày làm việc là 25 ngày.
  • Kinh phí thực hiện được xác định dựa trên trình độ, kinh nghiệm của chuyên gia và theo thỏa thuận phù hợp với quy định của dự án và nhà tài trợ.

6. Thông tin liên hệ

Ứng viên quan tâm vui lòng liên hệ trước ngày 15/5/2019 với

Chị Trần Vũ Diễm Hằng – Điều phối Hợp phần Không khí Sạch, GreenID

Email: tvdhang@greenidvietnam.org.vn

Số điện thoại: 0912230632.

---

Phụ lục: TOR mô tả công việc của nhóm chuyên gia quốc tế

A. Description of Work

The consultant will undertake the following work:

  1. We will conduct three 1-year GEOS-Chem simulations differing only in their coal emissions for Vietnam: (1) present-day scenario, (2) business-as-usual scenario for 2030, (3) alternative scenario for 2030.  The scenarios will be provided by GreenID in a format similar to what was provided previously for the Koplitz work.
  2. Emissions outside Vietnam will be from the current standard GEOS-Chem inventories including the CEDS 2014 (latest year) inventory for anthropogenic emissions. 
  3. The simulations will use a nested window of the global GEOS-Chem model with 0.25ox0.3125o resolution within the window, driven by dynamic boundary conditions from a global 4ox5o simulation.  The window will allow quantification of the effect of Vietnamese emissions not just on Vietnam but on neighboring countries as well.
  4. All three simulations will use the same meteorological year. PIE will advise consultant on which meteorological year to use.
  5. The simulations will be conducted using the current standard version of GEOS-Chem (v11-2) including full tropospheric oxidant-aerosol chemistry.
  6. Consultant will provide to Greenpeace daily model output for surface ozone (1-h max) and PM2.5 (24-h average) concentrations within the nested model window for the year of simulation, along with plots of yearly mean concentrations and concentration differences between the simulations. This will be the deliverable for the project.

B. Deliverables

Project Services & Deliverables

Date

  • Daily surface ozone (1-h max) and PM2.5 concentrations (24-h average) over Vietnam and neighboring countries from a 1-year GEOS-Chem simulation with three different scenarios of coal emissions in Vietnam

13 May 2019

  • Supporting annual mean plots of concentrations for each scenario and concentration differences between scenarios

13 May 2019


[1] Báo cáo tham khảo: http://bit.ly/2VTDTQJ