Theo các chuyên gia của Viện năng lượng quốc gia, Việt Nam xem sự phát triển của năng lượng tái tạo là một ưu tiên hàng đầu trong chiến lược ...
Theo các chuyên gia của Viện năng lượng quốc gia, Việt Nam xem sự phát triển của năng lượng tái tạo là một ưu tiên hàng đầu trong chiến lược biến đổi khí hậu quốc gia trong bối cảnh nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.
Ngày thứ hai vừa qua, trên trang báo điện tử Vietnam News, theo nguồn tin từ Viện thì nhu cầu năng lượng của cả nước được dự đoán sẽ tương đương với 167 triệu tấn dầu vào năm 2030, vượt xa năng lực sản xuất của nước ta hiện nay là 50-62 triệu tấn than và 20-22 triệu tấn dầu.
Báo cáo cũng cho biết nhu cầu năng lượng hằng năm tăng 13-15% vì vậy đòi hỏi phải tìm ra nhiều năng lượng thay thế có thể bổ sung.
Việt Nam đã bắt đầu khai thác tiềm năng từ các nguồn năng lượng đầy hứa hẹn như khí sinh học, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và địa nhiệt.
Theo ông Phạm Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng (CCRD), chính phủ đã nhận được sự hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo từ các tổ chức quốc tế như Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Canada (CIDA), Cơ quan phát triển Quốc tế Australia (AusAID) và ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc.
Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV đang hỗ trợ chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi của Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới (WB) đã viện trợ tín dụng 201,2 triệu đô la cho chương trình phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014.
Công ty Cổ phần Ngân hàng Đức và Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ đã cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các dự án năng lượng gió tại các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ của tỉnh Bình Thuận và Bạc Liêu ở đồng bằng sông Cửu Long.
Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy ít nhất chín tổ chức phi chính phủ (NGO) đã thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Năm tổ chức khác đang tiến hành truyền thông và chiến dịch giáo dục thúc đẩy các nguồn năng lượng tái tạo như khí sinh học, sản xuất năng lượng mặt trời và công nghệ tiết kiệm xăng.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng đã tài trợ xây dựng 10.000 máy phát điện bằng khí sinh học trong cả nước.
Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID) đang triển khai mô hình biogas cộng đồng với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA)
Ông Phan Thanh Tùng, đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), cho biết GIZ đang hỗ trợ cho các dự án nhà máy điện gió của Việt Nam.
GIZ cũng đã cử chuyên gia của mình để phác thảo khuôn khổ pháp lý cho phát triển điện gió, thu thập dữ liệu tốc độ gió và cung cấp tư vấn kỹ thuật, ông Tùng cho biết thêm rằng một số hộ gia đình Việt Nam đã được lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời .
Theo báo cáo của GIZ, giai đoạn hai của dự án từ tháng 3/ 2012 đến tháng 3/ 2015 với trọng tâm là củng cố luật về năng lượng tái tạo và các quy định, điều chỉnh cơ cấu tổ chức.
http://www.globaltimes.cn/content/842921.shtml