Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, một trong những quan điểm chỉ đạo là: “Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hóa các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch…; ưu tiên phát triển điện khí, có lộ trình giảm tỷ trọng điện than một cách hợp lý; chủ động nhập khẩu nhiên liệu từ nước ngoài cho các nhà máy điện”. Trong bối cảnh xu hướng chung của ngành năng lượng thế giới và Việt Nam đang xây dựng quy hoạch điện VIII, có thể thấy chiến lược phát triển năng lượng tái tạo và nhiệt điện khí như nghị quyết nêu là tất yếu và cần nhanh chóng có giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để hiện thực hóa…
Tháng 3, 2020, GreenID tiến hành khảo sát mô hình điện mặt trời kết hợp với sản xuất nông nghiệp tại các huyện ở An Giang.
Thập kỷ mới đã bắt đầu với một dấu hiệu không mấy khả quan dành cho khu vực Châu Á. Sau một năm 2019 đầy biến động, với các tranh chấp thương mại và bất ổn chính làm suy yếu các nền kinh tế lớn trong khu vực, tháng 1/2020 chứng kiến sự lây lan nhanh chóng của virus corona làm gián đoạn ngành du lịch và kinh doanh. Sự không chắc chắn và thái độ lo lắng kéo dài trước tác động của virus, song, đến một thời điểm nào đó, tình hình sẽ trở lại bình thường và thế giới sẽ phải một lần nữa suy nghĩ về một mối đe dọa còn khủng khiếp hơn nhiều đối với sự tồn tại của con người: biến đổi khí hậu.
Ngày 9/3/2020, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) tiếp tục được gia hạn chứng nhận là tổ chức phi lợi nhuận đạt tiêu chuẩn Mỹ đến 31/12/2021.
Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Bộ Chính trị ký ban hành ngày 11/2/2020 (Nghị quyết số 55) đã có nhiều đột phá trong phát triển năng lượng quốc gia: Ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững; Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng; kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh không bình đẳng, thiếu minh bạch trong ngành năng lượng.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo (NLTT). Sự đa dạng của các nguồn NLTT có sẵn trong tự nhiên như: Mặt trời, gió, thủy điện, sinh khối, thủy triều, dòng chảy… đã và đang được triển khai trên toàn cầu. Chính vì vậy, để giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và BVMT, cần nghiên cứu đồng lợi ích của NLTT tại Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp thúc đẩy các lợi ích từ phát triển NLTT.