Việt Nam phải đưa ra lựa chọn quan trọng khi soạn thảo quy hoạch năng lượng quốc gia mới cho giai đoạn 2021-2030. Công bố vào mùa hè năm nay, Quy hoạch điện VIII sẽ đưa ra tầm nhìn cung ứng điện đến năm 2045. Giới chuyên gia hy vọng rằng Việt Nam sẽ sử dụng quy hoạch này để tiếp tục vị thế dẫn đầu về năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á, và xác định rõ vai trò của than trong việc đáp ứng nhu cầu điện tăng nhanh.
“Thời gian qua, dù đã có nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra về giá điện, công bố đều đúng quy trình nhưng dư luận vẫn bức xúc. Nguyên nhân cốt lõi bởi mới chỉ công bố được tổng doanh thu tính theo giá điện bình quân, chưa công bố tổng doanh thu điện sinh hoạt được tính theo từng bậc”. Đây là ý kiến của chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm tại Tọa đàm “Giá điện sinh hoạt - bao nhiêu bậc thì hợp lý và minh bạch?” do Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) và Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam tổ chức sáng 28.7.
Năng lượng tái tạo trở thành xu hướng tất yếu của thế giới và đang có chi phí ngày càng rẻ so với nhiệt điện than.
Đó là chủ đề hội thảo do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID – đơn vị trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức ngày 19/6/2020 tại TP. Cần Thơ. Gần 50 đại biểu đại diện Sở Công thương, Trung tâm Khuyến công, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, thành phía Nam (Cần Thơ, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp…), các nhà đầu tư, chuyên gia về lĩnh vực năng lượng tái tạo tham dự.
Ngày 28/5, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ bàn giao mô hình thắp sáng đường nông thôn tại xã Tung Chung Phố (Mường Khương).
Chiều 22/5, Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID), đơn vị trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có buổi làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tiền Giang (Liên hiệp Hội) để bàn kế hoạch phối hợp triển khai dự án chuyển dịch năng lượng bền vững cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).