Ngày 31/12/2020 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đăng tải Bản dự thảo Quy hoạch tổng thể vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm ...
Ngày 31/12/2020 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đăng tải Bản dự thảo Quy hoạch tổng thể vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 trên trang thông tin
chính thức của Bộ để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. GreenID đã phối hợp cùng nhóm chuyên gia nghiên cứu bản thảo để tổng hợp ý kiến đóng
góp cho bản dự thảo nêu trên.
Chúng tôi kính gửi tới lãnh đạo Quý Bộ và cơ quan chuyên môn một số nhận định và ý kiến đề xuất của như sau:
I. Những ưu điểm của bản dự thảo quy hoạch
1. Đây là bản quy hoạch đầu tiên được triển khai thực hiện theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành của Luật Quy hoạch. Quá trình lập quy hoạch có sự tham gia của tư vấn nước ngoài và chuyên gia trong nước, đã nhận được sự tham gia ngay từ đầu của các bên liên quan, các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên ngành qua nhiều cuộc hội thảo tham vấn; đặc biệt là ý kiến góp ý của các địa phương trong vùng ĐBSCL và TPHCM với tư cách là cấp sẽ phải triển khai thực hiện, chịu sự tác động trực tiếp cũng như được hưởng lợi từ quy hoạch.
2. Bản dự thảo quy hoạch tổng thể đã bám sát quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, các nguyên tắc và nội dung quy hoạch theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 31/7/2020 của Thủ
tướng Chính phủ V/v Phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và tình hình thực tiễn của vùng ĐBSCL, đặc biệt là thể
hiện sự phù hợp, cụ thể hóa tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu, giải pháp về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng phó biến đổi khí hậu theo Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của
Chính phủ; căn cứ váo tình hình diễn biến thực tế của vùng ĐBSCL và các dự báo xu hướng, xu thế mang tính khoa học và thực tiễn. Bản dự thảo quy hoạch cũng đã khắc phục được nhiều tồn tại của Bản quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội vùng ĐBSCL thời kỳ trước đây (trên cơ sở có kế thừa), sự chồng chéo hay “khoảng trống” giữa các quy hoạch phân ngành như giao thông vận tải, xây dựng, thủy lợi, nông nghiệp, cấp, thoát nước, tổng sơ đồ điện…. Đặc biệt thống nhất quan điểm không xây mới các nhà máy nhiệt điện than mang lại giá trị to lớn về môi trường và bảo vệ sức khỏe người dân trong vùng.
Dưới góc độ tham vấn, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, GreenID và nhóm chuyên gia đặc biệt quan tâm đến nội dung “Quy hoạch năng lượng” ở vùng ĐBSCL. Vì vậy, chúng tôi
tập trung góp ý cho vấn đề này, làm cơ sở để cơ quan tư vấn, cơ quan quản lý xem xét hoàn thiện Quy hoạch. Các nội dung góp ý và kiến nghị như sau:
II. Nội dung góp ý và kiến nghị
1. Quy hoạch cần chỉ rõ ngành nghề, sản phẩm trụ cột của toàn vùng ĐBSCL là gì? Nằm trên diện tích nào, bao gồm các tỉnh nào? Và nguyên tắc bất di bất dịch lãnh đạo tỉnh trong vùng không được vượt qua lằn danh của phát triển vùng để cạnh tranh không lành mạnh phá vỡ quy hoạch tổng thể của vùng.
2. Cần bổ sung vào quy hoạch, xác định yêu cầu phát triển năng lượng vùng ĐBSCL, đặc biệt là hạ tầng năng lượng, bao gồm các chương trình dự án tập trung và phân tán là vấn đề quan trọng, lĩnh vực đột phá gắn liền với các vấn đề quan trọng khác như tài nguyên nước, hạ tầng giao thông, nông nghiệp, thủy sản. Theo đó, quy hoạch không gian phát triển vùng, nhất là các tiểu vùng theo quy hoạch cần làm rõ hơn quy hoạch hạ tầng năng lượng. Nội dung này vừa gắn kết, vừa định hướng cho quy hoạch chuyên ngành là Quy hoạch điện lực VIII (phần liên quan vùng ĐBSCL).
3. Bổ sung các cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc, các điểm nghẽn phát triển NLTT nói chung, điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối. Trong đó đang nổi lên các vấn đề như “nút thắt cổ chai” đối với điện mặt trời áp mái, phát triển kết hợp năng lượng mặt trời với nông nghiệp, thủy sản và du lịch.
4. Về phát triển kinh tế của vùng: chúng tôi đề nghị quy hoạch nên xem xét, nghiên cứu kỹ về phát triển 03 ngành trụ cột ở đây như: Nông nghiệp xanh sạch với 3 loại sản phẩm có thương hiệu quốc tế là LÚA -RAU QUẢ - TÔM, CÁ TRA; Du lịch xanh miệt Vườn; Công nghiệp chế biến nông sản, kết hợp với tiềm năng điện mặt trời để tạo tiền đề thúc đẩy mô hình kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời, góp phần thúc đẩy lợi thế của vùng, xây dựng cộng đồng thịnh vượng.
5. Trong các nhóm giải pháp được nêu trong dự thảo quy hoạch tổng thể, từ góc độ quan trọng của “hạ tầng năng lượng”, đề nghị quan tâm các giải pháp về thị trường và giá năng lượng, hiện quy hoạch điện lực mới chỉ đưa ra thị trường cho ngành điện. Quy hoạch cần có thị trường năng lượng đồng bộ giữa các ngành với thời điểm và lộ trình bắt buộc. Trên cơ sở có lộ trình về thị trường năng lượng, quy hoạch cần yêu cầu đề ra các chính sách và cơ chế cụ thể để triển khai. Tương tự, đối với giá năng lượng cũng cần phải đưa ra tính toán cụ thể cho từng giai đoạn đi kèm đánh giá tác động tới nền kinh tế từ đó có phương án đảm bảo an sinh xã hội. Đây là yếu tố quyết định tính khả thi của quy hoạch.
6. Về giải pháp huy động nguồn lực tài chính cho phát triển vùng ĐBSCL, mặc dù bao cáo quy hoạch đã đưa ra một số nhóm giải pháp khá cụ thể, tuy nhiên với điều kiện tiêu chuẩn để vay
huy động các nguồn trên sẽ là rất khó khăn nếu định hướng không rõ ràng về phát triển xanh sạch. Chúng tôi đề xuất cần tạo điều kiện thuận lợi để các tỉnh phát hành trái phiếu xanh và
thúc đẩy sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân. Đây là cơ hội để huy động nguồn lực tài chính tối ưu và hiệu quả thúc đẩy quy hoạch vùng.
Trên đây là một số nhận định và kiến nghị góp ý của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn các ý kiến đóng góp này sẽ được xem xét và tiếp thu trong bản Quy hoạch cuối cùng hoặc phản hồi ý
kiến làm rõ. Để luận giải cho các kiến nghị, chúng tôi xin gửi kèm Phụ lục phân tích chi tiết các kiến nghị để quý cơ quan tiện theo dõi.
Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của Quý cơ quan về những nội dung góp ý và lộ trình tiếp theo của quá trình xây dựng Quy hoạch trong thời hạn 10 ngày tới.
Xem toàn văn Thư Góp ý tại: http://www.greenidvietnam.org.vn/view-document/6005417a2ac5dbf3618b4567