Khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19 không được coi là lý do để ủng hộ các dự án mà có thể làm trầm trọng hơn quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chiều 28/7, hội thảo "Cải thiện chất lượng không khí Hà Nội, cập nhật nghiên cứu và giải pháp" do Sở TN&MT Hà Nội (DONRE) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) và các chuyên gia trong Mạng lưới không khí sạch (VCAP) đã diễn ra tại Hà Nội.
Việt Nam phải đưa ra lựa chọn quan trọng khi soạn thảo quy hoạch năng lượng quốc gia mới cho giai đoạn 2021-2030. Công bố vào mùa hè năm nay, Quy hoạch điện VIII sẽ đưa ra tầm nhìn cung ứng điện đến năm 2045. Giới chuyên gia hy vọng rằng Việt Nam sẽ sử dụng quy hoạch này để tiếp tục vị thế dẫn đầu về năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á, và xác định rõ vai trò của than trong việc đáp ứng nhu cầu điện tăng nhanh.
Nghị quyết 55-NQ/TW chỉ ra cần ưu tiên phát triển điện gió và điện mặt trời phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý, xây dựng chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển của Việt Nam
“Thời gian qua, dù đã có nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra về giá điện, công bố đều đúng quy trình nhưng dư luận vẫn bức xúc. Nguyên nhân cốt lõi bởi mới chỉ công bố được tổng doanh thu tính theo giá điện bình quân, chưa công bố tổng doanh thu điện sinh hoạt được tính theo từng bậc”. Đây là ý kiến của chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm tại Tọa đàm “Giá điện sinh hoạt - bao nhiêu bậc thì hợp lý và minh bạch?” do Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) và Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam tổ chức sáng 28.7.
Ngày 24/7, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).