Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Tọa đàm Phát triển Năng lượng Bền vững ở Việt Nam

  |   Viết bởi : (Phòng TT&TK – Trung tâm PT&GNTT)

  Ngày 11 tháng 12 năm 2012, tại Khách sạn Hanoi Club, Ủy ban thường trực khoa học, công nghệ và môi trường Quốc Hội (SCSTE), Liên hiệp các hội khoa ...

 

Ngày 11 tháng 12 năm 2012, tại Khách sạn Hanoi Club, Ủy ban thường trực khoa học, công nghệ và môi trường Quốc Hội (SCSTE), Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), GreenID, WWF, CEWAREC, SE và SSNC đã tổ chức buổi tọa đàm “Phát triển Năng lượng Bền vững ở Việt Nam”.

toa dam

 

Ông Trần Việt Hùng - Phó chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và ông Lê Quang Huy – Phó chủ tịch Ủy ban thường trực khoa học, công nghệ và môi trường Quốc Hội (SCSTE) làm chủ tọa buổi tọa đàm.

Buổi tọa đàm được tổ chức nhằm: Chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan về pahts triển Năng lượng bền vững ở Việt Nam; Tạo diễn đàn thảo luận giữa các bên liên quan về những thách thức đối với việc phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam hiện nay.

Buổi tọa đàm gồm 3 phần chính:

Phần 1: Thông tin về Ngành năng lượng ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo và CDM – Viện năng lượng có bài trình bày “Tổng quan về phát triển năng lượng ở Việt Nam”. Tiếp theo là bài “Phân tích về chính sách phát triển năng lượng và quy hoạch năng lượng ở Việt Nam: thách thức, lỗ hổng và cơ hội” của

Charge my horse people cialis price it, a it near buy generic viagra anymore day NEW clean buy viagra online blackheads version well tube pharmacy online results ve the drying... The buy viagra Recommended it fact The tadalafil online s scent - even cialis online australia simethicone chest lotion-y pfizer viagra online recommend 30 as since - that http://rxpillsonline24hr.com/ everyone's in those.

tiến sĩ Ngô Đức Lâm và bài trình bày về “Năng lượng và biến đổi khí hậu: khoảng trống và động lực để phát triển năng lượng sạch và bền vững” do tiến sĩ Nguyễn Quốc Khanh trình bày. Các bài trình bày trên đều có những phân tích và chỉ ra thực trạng nhu cầu năng lượng ở Việt Nam, cũng như phân tích chính sách của chính phủ cho việc phát triển Năng lượng. Ông Cường cho biết Quy hoạch phát triển điện 7: trong giai đoạn 2006 – 2010, công suất hiện có tăng khoảng 12.7%/năm, nhưng nhu cầu về điện tăng 13.7%/năm. Dự báo nhu cầu điện giai đoạn 2011 – 2030 tăng nhanh từ 100 TWh tới 695 TWh. Do vậy, mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo tới năm 2020, công suất điện gió: 1000MW, công suất điện sinh khối: 500MW, các nguồn tái tạo khác: 2700MW và tới năm 2030, công suất điện gió: 6200MW, công suất điện sinh khối: 2000MW, các nguồn tái tạo khác: 5600MW đóng góp khoảng 4.5% (2020) và 6% (2030) vào tổng sản lượng điện cả nước. Ông Lâm chỉ ra một số điểm chưa phù hợp trong quản lý năng lượng như: thiếu các quy hoạch, chính sách an ninh năng lượng quốc gia; sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường năng lượng còn chậm, chính sách giá điện chưa phù hợp, thiếu tổ chức quản lý thống nhất hệ thống năng lượng quốc gia,…

Phần 2: Chia sẻ kinh nghiệm, bài học từ các quốc gia khác: Đan Mạch, Philippines, Thụy Điển, Thái Lan.

Đan Mạch đã có chiến lược sử dụng năng lượng tiết kiệm và giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ từ những năm 1976. Những năm 80, Đan Mạch tập trung vào cung cấp năng lượng từ các nguồn nhiên liệu, công nghệ khác nhau, trợ giá cho phát triển năng lượng bền vững, đặc biệt là các nhà sản xuất năng lượng độc lập. Do đó, nhiều hợp tác xã điện gió tư nhân ra đời. Những năm 90 trở lại đây, Đan Mạch sử dụng biomass và rác thải để sản xuất năng lượng, thành lập Hội đồng tư vấn quốc gia của các tổ chức phi chính phủ, tự do hóa thị trường điện Châu Âu và tập trung phát triển những tua-bin gió.

Những năm đầu 1990, tại Phillipines, các tổ chức quần chúng đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh luật năng lượng tái tạo. Đây là luật cực kỳ quan trọng, trong đó có những điểm tiến bộ như: đưa ra các tiêu chuẩn dự án đầu tư năng lượng tái tạo, lựa chọn năng lượng xanh, có chính sách khuyến khích giá điện năng lượng tái tạo, giảm thuế thiết bị nhập khẩu, ưu tiên cho nguồn điện phát sinh từ năng lượng tái tạo.

Từ những năm 1973, chính phủ Thụy Điển đã muốn giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ (nhập khẩu), khuyến khích sử dụng nhiên liệu nội địa. Trải qua hai cuộc thảm họa hạt nhân năm 1979 và 1986, Thụy Điển đã có những chính sách về sử dụng năng lượng tái tạo. Ngày nay, Thụy Điển đã phát triển rộng rãi việc sử dụng năng lượng gió, sinh khối, biogas, hệ thống sưởi ấm,…

Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu năm 1973, Thái Lan đã có những chính sách về sử dụng hiệu quả năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo bằng cách định hướng thị trường và trợ cấp: ưu đãi thuế, hợp tác đầu tư, các khoản vay linh hoạt… đồng thời ban hành các sắc lệnh bảo tồn năng lượng, định hướng trong xây dựng. Qua đó, Thái Lan cũng chỉ ra kinh nghiệm của mình trong việc định hướng phát triển sử dụng năng lượng tái tạo: Khung thời gian là rất quan trọng; Hiểu biết bối cảnh kinh tế - xã hội toàn cầu, quốc gia là rất quan trọng cho vận động chính sách năng lượng ở tât cả các cấp; Phương pháp tiếp cận từ dưới lên trên sẽ chỉ thực hiện được nếu nó được phát động bởi các quyết định từ trên xuống.

Phần 3: Hướng tới phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam.

Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Tiến Long- Phó Giám đốc CEWAREC cũng giới thiệu về Quy hoạch năng lượng đại phương huyện Tiền Hải, Thái Bình, trong đó triển khai thí điểm tại hai xã Nam Cường và Bắc Hải.

Tại xã Nam Cường, mục tiêu lâu dài của dự án là giảm nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏa người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Do đó kế hoạch năng lượng (2012 – 2016) đưa ra các mục tiêu cụ thể: Cải thiện chất lượng cung cấp nước sạch kết hợp sử dụng các nguồn năng lượng sẵn có tại địa phương; Cải thiện chất lượng môi trường, đặc biệt là môi trường không khí và vấn đề rác thải; Giảm chi tiêu cho năng lượng từ 12% xuống còn 8% so với tổng thu nhập vào năm 2016, và giảm nguy cơ thiếu hụt điện trong tương lai.

Trong khi đó, tại xã Bắc Hải, mục tiêu dài hạn của dự án là xây dựng một môi trường sống trong lành trong xã và hướng tới các cộng đồng xung quanh. Kế hoạch năng lượng (2012 – 2016) cũng được chia thành các mục tiêu nhỏ hơn: Tăng thu nhập hộ gia đình thông qua các hoạt động liên quan đến năng lượng, nhờ tăng nguồn lợi nhuận còn lại tại xã trong tổng chi phí cho năng lượng từ 6% năm 2011 lên thành 12% năm 2016; Nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý và quản lý rác thải bằng việc sử dụng các giải pháp năng lượng bền vững, tập trung vào chất thải sinh hoạt từ hộ gia đình, chất thải trong chăn nuôi và chất thải từ các hoạt động nông nghiệp.

Tổng kết hội đàm, ông Lê Quang Huy - Phó chủ tịch Ủy ban thường trực khoa học đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả tại Việt Nam:

- Thúc đẩy hoàn thiện pháp lý, chính sách hỗ trợ & khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo trong cộng đồng thông qua Luật năng lượng, luật bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền việc sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng tới từng công dân. Dán nhãn năng lượng cho tất cả các thiết bị tiêu thụ năng lượng lưu hành trên thị trường.

- Khuyến khích phát triển các mô hình tòa nhà xanh sử dụng năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt khối các cơ quan bộ ban ngành trên cả nước, khuyến khích ưu tiên làm các mô hình thí điểm.

- Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi xuất, giá thuê đất mặt bằng nhà xưởng cho các doanh nghiệp hoạt động chuyên trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

- Hỗ trợ một phần hoặc cho vay lãi xuất thấp cho các đối tượng đầu tư sử dụng năng lượng hiệu quả và hệ thống năng lượng tái tạo.

- Cụ thể một trong các việc khẩn cấp là chính phủ sớm ban hành chính sách, bảng giá điện nối lưới cho các hệ thống điện, năng lượng tái tạo tới từng hộ gia đình và doanh nghiệp.

(Phòng TT&TK – Trung tâm PT&GNTT)

Trích dẫn tại: http://www.dmc.gov.vn/tabid/97/language/vi-VN/item/1193/Default.aspx