Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Tuyển chuyên gia thực hiện nghiên cứu

  |   Viết bởi :

I. Giới thiệu: Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) là một tổ chức phi lợi nhuận, trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), được thành lập theo quyết định số 840/QD-LHH ngày 27/12/2011. GreenID có sứ mệnh hoạt động để đạt được những thay đổi cơ bản trong việc phát triển bền vững thông qua thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững, nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thiên nhiên và quá trình ra quyết định có sự tham gia.

Phát triển điện mặt trời đang trở thành xu hướng và hứa hẹn tiềm năng phát triển nền kinh tế xanh,  do vậy Green ID đang hỗ trợ An Giang và các tỉnh khu vực DBSCL thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế, tao công ăn việc làm và đảm bảo công bằng trong quá trình chuyển dịch năng lượng.

Mặt khác, dù chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đã được ban hành nhưng lại thiếu hành động rõ ràng ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh. Với tiềm năng năng lượng mặt trời cao, An Giang và các tỉnh ĐBSCL gần đây đã được ghi nhận là địa điểm hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư điện mặt trời. Tuy nhiên, Phát triển các trang trại điện mặt trời chỉ nhằm mục đích đấu nối với lưới điện quốc gia và đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp. Trang trại điện mặt trời đòi hỏi rất nhiều đất, phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc làm và sinh kế của nông dân. Việc đăng ký dự án trang trại điện mặt trời mới nổi ở các huyện có thể tiềm ẩn nhiều xung đột về đất đai và nguy cơ mất sinh kế cho người nông dân do thiếu chính sách đồng bộ đảm bảo hài hòa phát triển năng lượng gắn với sử dụng đất đai hiệu quả và thiếu các lựa chọn sinh kế thay thế cho cộng đồng. Chưa có được một giải pháp tổng thể thúc đẩy chuyển dịch năng lượng bền vững cho khu vực. 

GreenID nhận thấy cần thiết thực hiện nghiên cứu độc lập nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp cho chuyển dịch năng lượng của khu vực, đóng góp cho đảm bảo an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và đảm bảo công bằng cho các bên tham gia vào quá trình phát triển điện mặt trơi. Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ dự án “Giải pháp xanh hỗ trợ tiếp cận năng lượng cho cộng đồng nghèo khu vực DBSCL” do tổ chức Bánh Mì tài trợ.

 

Mục tiêu của nghiên cứu

Đánh giá tác động của các trang trại điện mặt trời lớn tới người nông dân, và tìm ra các giải pháp đảm bảo công bằng và lợi ích cho người dân địa phương trong quá trình phát triển năng lượng tại tạo tại An Giang và các tỉnh ĐBSCL, các giải pháp có thể bao gồm kết hợp sản xuất nông nghiệp và năng lượng tái tạo, phát triển làng xanh, hình thành các các hợp tác xã, nhóm đối tác giữa các cộng đồng và các nhà phát triển năng lương tái tạo theo phương châm cùng có lợi.

  1. Đầu ra cần đạt
    1. Các cơ hội và các điểm nghẽn trong chính sách về phát triển năng lượng bền vững gắn với phát triển kinh tế của Việt Nam.
    2. Điểm mạnh và hạn chế của các mô hình phát triển năng lượng mặt trời gắn với phát triển kinh tế trên thế giới và Việt Nam
    3. Tác động về kinh tế, xã hội của các mô hình phát triển điện mặt trời tại An Giang và các tỉnh ĐBSCL.
    4. Các giải pháp phù hợp cho phát triển năng lượng mặt trời gắn với phát triển kinh tế tại An Giang và khu vực ĐBSCL.
    5. Báo cáo hoàn chỉnh về nghiên cứu.
    6. Khuyến nghị về chính sách phát triển, phương thức thực hiện giải pháp kết hợp NLMT với sản xuất nông nghiệp nhằm đóng góp cho tăng thu nhập của người nông dân, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất sản xuất, tạo mô hình phát triển sinh kế hiệu quả trong chương trình nông thôn mới (tối đa 10 trang).

 

  1. Phương pháp thực hiện

Nghiên cứu này được thực hiện kết hợp giữa đánh giá định tính và đánh giá định lượng và có sự tham gia của các bên liên quan.

Nghiên cứu sử dụng trường hợp điển hình triển khai thí điểm các mô hình Dual - use tại An Giang để phân tích và đưa ra kiến nghị.

  1. Phạm vi công việc

Chuyên gia, tư vấn nghiên cứu sẽ thực hiện các công việc cụ thể sau:

  • Thiết kế đề cương nghiên cứu bao gồm: mục tiêu nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin, các chỉ số nghiên cứu, nguồn thu thập thông tin và kế hoạch thu thập thông tin. Gửi đề cương nghiên cứu cho GreenID 02 tuần trước khi tiến hành để góp ý, thống nhất và thực hiện.
  • Lập kế hoạch nghiên cứu bao gồm: lịch làm việc, đối tượng phỏng vấn gồm các tổ chức, cá nhân có liên quan và đối tác tham gia vào quá trình triển khai các hoạt động dự án tại địa bàn.
  • Nghiên cứu tài liệu sẵn có
  • Đi thực địa tại vùng dự án tiến hành thu thập thông tin.
  • Phân tích, tổng hợp thông tin.
  • Nộp báo cáo sơ bộ cho GreenID muộn nhất 02 tuần sau khi kết thúc hoạt động nghiên cứu thực địa.
  • Tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản hồi để hoàn thiện báo cáo cuối cùng.
  • Gửi báo cáo chính thức bằng Tiếng Việt cho GREENID muộn nhất 03 tuần sau khi kết thúc hoạt động thực địa.
  1. Yêu cầu đối với chuyên gia, vị trí công việc

Chuyên gia, tư vấn nghiên cứu cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Là chuyên gia độc lập có ít nhất 5 năm kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu, nghiên cứu tác động các dự án phát triển và dự án khác có liên quan.
  • Có trình độ từ thạc sỹ trở lên chuyên ngành phù hợp với nội dung công việc nghiên cứu như: Phát triển cộng đồng, Quản lý Năng lượng, Môi trường, Tư vấn phát triển...
  • Có khả năng viết báo cáo và trình bày báo cáo bằng tiếng Việt.
  • Có khả năng tổng hợp, phân tích độc lập, khách quan và đưa ra các khuyến nghị đề xuất phù hợp, sắc sảo, có tính sáng tạo và khả thi trong bối cảnh dự án.
  • Có khả năng hoàn thành công việc với cam kết về chất lượng trong điều kiện áp lực về thời gian.
  • Có khả năng đi thực địa tại địa bàn theo yêu cầu của công việc.
  • Khách quan, trung thực trên tinh thần xây dựng và góp ý nhằm phục vụ mục tiêu cải thiện hiệu quả thực hiện dự án.
  1. Thời gian thực hiện và kinh phí

Thời gian thưc hiện:

STT

Tên công việc

Số ngày làm việc

Địa điểm

1

Hoàn thành đề cương nghiên cứu (bao gồm cả thời gian thảo luận với GID)

5

Cần Thơ

2

Nghiên cứu tài liệu sẵn có (bao gồm nguồn từ GreenID cung cấp)

10

Cần Thơ

3

Nghiên cứu thực địa tại các tỉnh có các trang trại điện mặt trời lớn, và các mô hình sản xuất kết hợp điện mặt trời và nông nghiệp (dự kiến 4 tỉnh của ĐBSCL) x 2 ngày/tỉnh

8

Các tỉnh được lựa chọn

4

Tổng hợp phân tích số liệu

5

Cần Thơ

5

Viết báo cáo dự thảo

5

Cần Thơ

6

Hội thảo chia sẻ báo cáo và lấy ý kiến các bên liên quan (công tác chuẩn bị tài liệu và tham gia Hội thảo)

2

Cần Thơ

7

Phân tích ý kiến của các bên liên quan

2

Cần Thơ

8

Hoàn thành báo cáo cuối cùng

3

Cần Thơ

9

Hoàn thành khuyến nghị chính sách (bảng khuyến nghị độc lập với báo cáo)

5

Cần thơ

 

Tổng số ngày làm việc

45 ngày

 

  • Việc nghiên cứu được thực hiện trong vòng 6 tháng, muộn nhất hoàn thành vào ngày 30/12/2020.    

Kinh phí:

  • Kinh phí thực hiện được xác định dựa trên kinh nghiệm và năng lực của chuyên gia và theo mặt bằng chung, phù hợp với quy định của bộ tài chính và EU-cost norm trên cơ sở thỏa thuận giữa GreenID và chuyên gia.
  • Toàn bộ kinh phí liên quan đến đi lại, ăn nghỉ của chuyên gia trong quá trình đi thực địa sẽ do GreenID trực tiếp chi trả.
  1.  Địa chỉ liên hệ
  • Các ứng viên quan tâm xin gửi hồ sơ, thư quan tâm và CV về địa chỉ:

Anh Phạm Ngọc Nhàn – Điều phối viên Dự án

Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID)

Địa chỉ: Tầng 3, Nhà C1 X3, Ngõ 6 Trần Hữu Dực, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại: +84 4 379 563 72                 Fax: +84 4 379 563 72

  • pnnhan@greenidvietnam.org.vn