Trong tháng 2/2020, các tổ chức xã hội đồng loạt cùng nhau gửi thư góp ý cho Dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo.
Phân tích dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi 2020, đại diện các mạng lưới, liên minh, tổ chức và nhà nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực môi trường, năng lượng, sức khỏe và pháp lý nhìn nhận dự luật này còn nhiều lý thuyết, 'xa' dân.
Chúng tôi vinh dự được chia sẻ thông tin, Bà Ngụy Thị Khanh là một trong hai người mới năm 2019 nhận được giải thưởng của Climate Breakthrough Project.
Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) gửi Thư kiến nghị lần 1 góp ý Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi.
Việc hệ thống điện quốc gia hầu như không còn dự phòng có nhiều lý do nhưng cơ bản, theo tác giả, là vì EVN và Bộ Công Thương cho tới nay vẫn kiên quyết ôm chặt điện than, viện đủ lý lẽ để từ chối năng lượng tái tạo (NLTT), trước tiên là năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Có không ít người ở hai thiết chế này nhắm mắt với xu hướng chung trên thế giới, kể cả Trung Quốc, là loại trừ dần nhưng nhanh chóng điện than. Họ cũng không quan tâm đến hậu quả đã được chứng minh của bụi mịn 2,5 µm (micro mét) đối với sức khỏe của con người. Dường như họ vẫn triền miên trong giấc ngủ điện than của mình từ nhiều thập kỷ trước.
TUYÊN BỐ CHUNG CỦA CÁC LIÊN MINH TỔ CHỨC XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC LĨNH VỰC BẢO VỆ QUYỀN – SỨC KHỎE – MÔI TRƯỜNG - NĂNG LƯỢNG – PHÁP LÝ VỀ VIỆC XÂY DỰNG CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM